Kinh nghiệm xử lý tài sảnthế chấp bảođảm tiền vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 59)

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang

* Sơ lƣợc hoạt động tín dụng của VCB Nha Trang

- Cho vay khách hàng:

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và gặp khó khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trƣởng tín dụng không dễ dàng. Tăng trƣởng tín dụng trên địa bàn Khánh Hòa năm 2012 chỉ ở mức 3% và tăng trƣởng tín dụng của hệ thống Vietcombank khoảng 12,1%. Trong khi đó, dƣ nợ của VCB Nha Trang năm 2012 đạt 3.086 tỷ qui đồng - tăng 35% so với năm 2011 và chiếm khoảng 14% thị phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Kết quả đạt đƣợc là nỗ lực lớn của Chi nhánh trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới và triển khai kịp thời những gói hỗ trợ lãi suất theo chủ truơng của VCBTW. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng và luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.

Cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn trong tổng dƣ nợ là 61:39. Chi nhánh luôn cân đối cơ cấu về kỳ hạn cho vay để đảm bảo tỷ lệ dƣ nợ trung và dài hạn không vƣợt mức tối đa theo qui định.

* Tỷ trọng về loại tiền cho vay:

+ Dƣ nợ cho vay VNĐ đạt 2.325tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng dƣ nợ.

+ Dƣ nợ cho vay ngoại tệ đạt mức 36,5 triệu USD - chiếm tỷ trọng 25% /tổng dƣ nợ.và tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn nhƣ Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty Cổ Phần Dệt May Nha Trang….

* Tỷ trọng về thành phần khách hàng vay vốn:

Cơ cấu dƣ nợ vẫn tập trung chủ yếu ở một só khách hàng lớn nhƣ Tổng công ty Khánh Việt, Công ty CP Dệt May Nha Trang. Công ty TNHH NN một thành viên Yến Sào Khánh Hòa… Dƣ nợ cho vay SME là 684 tỷ qui đồng, tăng 29% so với năm 2011, chiếm khoảng 22% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ cho vay thể nhân đạt 777 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2011, chiếm khoảng 25% tổng dƣ nợ.

* Tỷ trọng cho vay theo ngành hàng:

Tỷ trọng dƣ nợ rải đều cho các ngành hàng trong đó cho vay sản xuất sản phẩm thuốc lá chiếm khoảng 19%, sản xuất sợi, vải dệt chiếm khoảng 18%, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống khoảng 11,6% còn lại là các mặt hàng khác.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tính đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,75% - vƣợt mức khống chế tối đa của VCBTW.

Nợ xấu tăng tập trung vào một số ngành chính nhƣ sau : + Ngành thủy sản : 7,8% / tổng nợ xấu

+ Các ngành khác và các cá nhân làm ăn thua lỗ, chƣa thu xếp đƣợc nguồn để trả nợ ngân hàng: 33,8%/ tổng nợ xấu.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

Nợ xấu của Chi nhánh có xu hƣớng tăng do một số nguyên nhân sau:

- Chính sách thắt chặt đầu tƣ côngtheo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 làm cho các công trình có nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hƣởng, không có vốn hoặc tiến độ giải ngân chậm gây ảnh hƣởng đến nguồn thu của các doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn thanh toán trả nợ cho ngân hàng.

- Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhƣ dự án Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Tây Lê Hồng Phong…. bị ngƣng lại do thiếu vốn dẫn đến một số hạng mục mặc dù đã đƣợc các nhà thầu thi công hoàn thành nhƣng chủ đầu tƣ không có vốn thanh toán, nên cũng không nghiệm thu công trình, không chịu đối chiếu công nợ với các nhà thầu, do đó các nhà thầu không thu hồi đƣợc vốn để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Số lƣợng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang giảm sút về cả số lƣợng và giá trị. Một số đơn vị có tiềm lực phải tìm kiếm công trình ở các tỉnh lân cận để thi công. Do vậy, việc quản lý hoạt động của các đơn vị khi thi công các công trình ở ngoài Tỉnh rất khó khăn.

- Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn CN Tàu Thủy VN – Vinashin đã ảnh hƣởng đến một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhƣ Dự án Nhà máy đóng tàu Cam Ranh. Các nhà thầu tham gia thi công cho dự án này hiện chƣa thu hồi đƣợc công nợ, nên gặp khó khăn về nguồn vốn để trả nợ ngân hàng.

- Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phƣơng thức thanh toán quốc tế T/Tr (giao hàng trƣớc, trả tiền sau), đối tác nƣớc ngoài sau

khi đã nhận hàng nhƣng không thanh toán tiền cho đơn vị, dẫn đến đơn vị không có nguồn tiền hàng để trả nợ cho ngân hàng.

- Thị trƣờng đầu ra của ngành thủy hải sản chƣa ổn định, lại chịu tác động của khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu thị trƣờng sụt giảm nên nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy, trong khi đơn vị đã vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu dự trữ cho các đơn hàng xuất. Không xuất đƣợc hàng nên các đơn vị này không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng.

Biện pháp xử lý nợ xấu:

Trong năm 2012, Chi Nhánh cũng đã tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ có vấn đề theo QĐ số 106 của TW nhƣ: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dƣ nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện... Đối với các khách hàng gặp nợ xấu trong lĩnh vực thi công, xây dựng, Chi Nhánh cũng đã rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, Chủ đầu tƣ và Ngân hàng để quản lý dòng tiền của công trình về VCB Nha trang thu nợ.

Ngoài ra, chi nhánh cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780 của NHNN và hƣớng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn…cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng nhƣ giảm nợ xấu cho ngân hàng.

Kết quả đạt được:

Với các biện pháp xử lý kiên quyết, trong năm 2012 Chi nhánh cũng đã thu hồi đƣợc 13.823 triệu đồng nợ xấu, trong đó:

+ Ngành thủy sản 3.1 tỷ đồng.

+ Ngành vận tải biển : 900 triệu đồng.

1.3.2. Bài học cho NHTM Trách nhiệm Hữu hạn một Thành viên Đại Dương

Giải pháp tăng cường công tác xử lý nợ xấu:

Thật sự việc chọn lựa phƣơng pháp tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu phải tuỳ vào đặc điểm từng vụ việc chứ không có đáp án chung cho tất cả. Có thể tóm gọn các giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ thẩm định của CBTD, đặc biệt là thẩm định tƣ cách khách hàng vì điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của KH.

Thứ hai: Kiểm tra chặt chẽ quá trình trƣớc, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu KH sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng.

Thứ ba: Khi KH có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.

CHƢƠNG 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn dữ liệu và tài liệu

- Tài liệu bên ngoài:

+ Các văn bản pháp luật quy định về xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại các Tổ chức tín dụng (TCTD).

+ Các quy định, yêu cầu về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay của các NHTM.

+ Tài liệu về Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng:

+ Thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động hiện tại.

+ Thông tin về chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.

- Tài liệu liên quan đến công tác xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các sách đã xuất bản, các luận văn sau đại học đã đƣợc bảo vệ có liên quan đến đề tài luận văn. Trên cơ sở đó, học viên tham khảo xây dựng khung lý luận của luận văn ở chƣơng 1.

- Nghiên cứu các văn bản của Nhà nƣớc liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay, các tài liệu của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng về xử lý tài sản thế chấp,

đồng thời là một số tài liệu về xử lý tài sản thế chấp của một số ngân hàng thƣơng mại khác để làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung chƣơng 3: Đánh giá thực trạng và chƣơng 4: Đề xuất giải pháp của luận văn.

- Trực tiếp nghiên cứu cơ sở dữ liệu từ các báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng. Các số liệu thu thập đƣợc từ các tài liệu này đƣợc học viên sử dụng khi phân tích thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng; đồng thời, làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng trong thời gian tới.

2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp:

Nhằm thực hiện luận văn, tác giả thực hiện nghiên cứu các tài liệu cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay, biện pháp xử lý tài sản thế chấp trong các ngân hàng thƣơng mại; các tài liệu và số liệu mô tả hoạt động xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng; từ đó mô tả thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng. Phƣơng pháp này giúp tác giả có thể thực hiện các nội dung nghiên cứu ở chƣơng 1, 3 và 4 của luận văn.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tại chƣơng 3 của luận văn, để mô tả địa bàn nghiên cứu, thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng. Bằng phƣơng pháp này, tác giả luận văn có thể mô tả đƣợc thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng, những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả xử lý tài sản thế chấp từ năm 2013 – 2015.

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp:

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn. Để phân tích thông tin, dữ liệu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

+ Phân tích thống kê mô tả: Đƣợc áp dụng để phân tích thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng tại chƣơng 3 của luận văn.

+ Phân tích thống kê so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý tài sản thế chấp qua các năm nhằm đánh giá thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng tại chƣơng 3 của luận văn.

2.3. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ việc lựa chọn lý thuyết nghiên cứu xử lý tài sản thế chấp, từ đó xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: khái niệm, đặc điểm, thực tiễn áp dụng tại các ngân hàng thƣơng mại.

- Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thƣơng mại. - Thực trạng và đánh giá xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.

+ Các văn bản quy định về việc xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.

+ Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

+ Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤPCỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

ĐẠI DƢƠNG

3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng và hoạt động cung cấp tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng và hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương

Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng tiền thân là Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại Dƣơng. Trƣớc đó, trong năm 2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận nguyên tắc và đến năm 2007 cho phép Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hƣng - ngân hàng nông thôn đầu tiên đƣợc chuyển đổi sang mô hình ngân hàng đô thị. Ngân hàng nông thôn Hải Hƣng (Hải Dƣơng) đƣợc cấp giấy phép thành lập ngày 30/12/1993 với vốn điều lệ là 17,2 tỷ đồng. Sau khi chuyển đổi tên gọi mới của Ngân hàng Hải Hƣng là Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng.

Ngày 25/4/2015, Ngân hàng Nhà nƣớc đã mua toàn bộ (100%) cổ phần của cổ đông hiện hữu tại OceanBank với giá 0 đồng và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng thành Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu với vốn điều lệ 4.000.059.560.000 đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ định Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Đại Dƣơng. Tính đến nay Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng do Nhà nƣớc sở hữu có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng. Mạng lƣới hoạt động bao gồm 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch.

Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng hiện nay nhƣ sau:

3.1.2. Tình hình cấp tín dụng của Ocean Bank tính đến tháng 12/2015

* Dƣ nợ cấp tín dụng:

Bảng3.1. Dư nợ cấp tín dụng toàn hàng

Đơn vị: Tỷ đồng; %, tỷ giá 21.890

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ocean Bank)

Tính đến thời điểm cuối năm 2015, Tổng dƣ nợ tín dụng đạt 25.196 tỷ đồng, giảm 9.447 tỷ đồng, tƣơng đƣơng giảm 27,27% so với cùng kỳ năm trƣớc. So với tháng 11, dƣ nợ giảm 457 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 1,78% phần lớn giảm ở khoản mục đầu tƣ trái phiếu.

Tính đến hết tháng 12/2015, dƣ nợ cấp tín dụng của toàn hàng (gồm cho vay, ủy thác cho vay từ TCKT và đầu tƣ TPDN) chi tiết nhƣ sau:

- Dƣ nợ cho vay: Đạt 20.518 tỷ đồng, giảm 77 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0,37% so với tháng trƣớc.

- Dƣ nợ cho vay từ nguồn ủy thác của TCKT: Đạt 955 tỷ đồng, không thay đổi trong cả năm qua. Toàn bộ số dƣ trên đều là của PVN ủy thác cho các đơn vị thành viên vay vốn.

- Số dƣ trái phiếu doanh nghiệp: đạt 3,723 tỷ đồng giảm 380 tỷ đồng so với tháng trƣớc do tất toán trái phiếu của Cty CP đầu tƣ Mặt Trời Mọc.

* Nợ theo Thông tƣ 02

Nợ tính theo Thông tƣ 02 của NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro có hiệu lực từ 01/06/2014 nhƣ sau:

a) Cho vay;

b) Cho thuê tài chính;

c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)