Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 54 - 57)

-Ủy ban quản lý rủi ro: tham mưu cho HĐQT về triển khai chiến lược quản lý rủi ro trong hệ thống Maritime Bank, đề xuất HĐQT ban hành hệ thống và quy trình phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro, các chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng. Đồng thời, giám sát việc thực thi các

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) chính sách và quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của

Maritime Bank thông qua các Ban quản lý rủi ro chuyên môn và bộ máy kiểm soát rủi ro nội bộ. Ủy ban quản lý rủi ro có nhiệm vụ xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản lý rủi ro của Maritime Bank để khuyến nghị HĐQT thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động. Phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

-Ủy ban ALCO - Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có: có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu vốn, sử dụng vốn đảm bảo các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp với chiến lược và kế hoạch thanh khoản. Ủy ban ALCO ban hành khung hạn mức, các mức giới hạn cụ thể quản lý rủi ro thanh khoản, giám sát việc thực hiện và tuân thủ các quy định này. Ủy ban ALCO có nhiệm vụ đưa ra các tình huống thử nghiệm khả năng sức chịu đựng và kế hoạch dự phòng thanh khoản như: theo dõi sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và khả năng có thể gây ra rủi ro khác để có giải pháp phù hợp với công việc quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất đồng thời đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN về các chỉ số an toàn. Ủy ban ALCO có nhiệm vụ báo cáo cho Ủy ban quản lý rủi ro tình hình thanh khoản của Maritime Bank.

-Phòng quản lý rủi ro thanh khoản: chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách và quy trình để quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát việc thực hiện quy trình này. Duy trì tốt khung hạn mức đã được phê duyệt bởi Ủy ban ALCO và đảm bảo tuân thủ quy định rủi ro của Maritime Bank. Đánh giá và đo lường rủi ro thanh khoản của sản phẩm mới ban hành.

-Các đơn vị kinh doanh: Bộ phận nguồn vốn và các đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm tuân thủ các hạn mức do Ủy ban quản lý rủi ro/ Ủy ban ALCO phê duyệt. Đồng thời, có nhiệm vụ phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro

thanh khoản để phát hiện và xử lý rủi ro sớm không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Maritime Bank.

Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI MARITIME BANK

Nguồn : Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank 2011

Ghi chú: Báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên. Không báo cáo, chỉ phối hợp thực hiện công việc.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH ỦY BAN QUẢN LÝ

RỦI RO

ỦY BAN ALCO

BAN KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN BỘ PHẬN NGUỒN VỐN CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)