2.3 Đánh giá hoạt động quản trị thanh khoản
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Huy động vốn từ dân cư chưa cao
Tâm lý của người dân Việt Nam thích cất trữ tiền mặt hơn gửi tiết kiệm vào Ngân hàng, do Việt Nam phát triển từ một nước nông nghiệp, trình độ dân trí nhìn chung không cao và đồng đều. Trường hợp nếu gửi tiền, người dân thường chỉ tin tưởng gửi tiền vào những ngân hàng lớn, NHTM Nhà nước đã có quá trình phát triển lâu năm, được nhiều người biết tới để tăng sự an toàn mặc dù phải chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.
Uy tín của Martime Bank chưa đủ mạnh để thu hút được nguồn tiền gửi lớn, hơn nữa trong những năm gần đây cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có nhiều tác động đến nền kinh tế của Việt Nam và đặc biệt là thị trường tài chính, các yếu tố lòng tin, lạm phát, lãi suất… khiến cho nhiều tầng lớp người dân không muốn gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy, mặc dù tiền nhàn rỗi trong dân cư lớn nhưng lượng tiền huy động được vẫn chưa nhiều, lượng tiền nhàn rỗi đó được người dân đầu tư vào nhà đất, vàng, ngoại tệ…
Các sản phẩm huy động vốn chưa được phong phú, đa dạng và chưa linh hoạt hoặc đôi khi các sản phẩm huy động mới được tung ra thị trường thường chậm hơn so với các Ngân hàng khác, khi mà các Ngân hàng khác đã phủ kín thị trường. Điều này làm hạn chế nguồn vốn huy động của Maritime Bank.
Bên cạnh đó, tỷ trọng các nguồn vốn không ổn định trong tổng nguồn vốn huy động là cao và điều này đã tạo ra tính kém ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng làm công tác thanh khoản nhiều thời điểm bị động do chịu sự biến động theo mùa vụ trên thị trường tiền tệ, đặc biệt vào các thời điểm cuối năm.
Chính sách quản lý còn nhiều bất cập
-Sự phối hợp trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản chưa tốt.
Mặc dù Maritime Bank đã ban hành quy định và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, trong đó nêu rõ trách nhiệm phối hợp, tham gia của các bộ phận. Tuy nhiên, hiện tại sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban, chi nhánh còn chưa nhanh chóng, kịp thời, chưa phát huy được sức mạnh tập thể. Điều này thể hiện các bộ phận, phòng ban, đơn vị vẫn coi quản trị rủi ro thanh khoản là công việc của Ủy ban ALCO, do đó việc cung cấp các thông tin báo cáo có liên quan đôi khi còn chậm trễ ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản.
-Công tác dự báo còn hạn chế.
Quản trị rủi ro thanh khoản là một nhiệm vụ rất khó khăn do tính động và khó lượng hóa các dòng tiền sẽ vào, ra khỏi ngân hàng trong tương lai. Công tác dự báo các yếu tố kinh tế vĩ mô, xu thế biến động của thị trường, gửi tiền của khách hàng là nhiệm vụ khó khăn. Hạn chế trong công tác này khiến cho quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng còn mang tính thụ động.
-Tính liên kết hệ thống với các ngân hàng khác để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu.
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Khi thiếu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, giải pháp của Maritime
Bank là huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trên thị trường này, Maritime Bank hiện chưa có thỏa thuận hợp tác hỗ trợ lẫn nhau với bất kỳ ngân hàng nào đặc biệt là ngân hàng lớn, có lượng vốn dồi dào. Do vậy, khi ngâ hàng thiếu vốn sẽ chỉ chỉ huy động được trong trường hợp các ngân hàng bạn dư thừa vốn, còn khi thị trường tài chính gặp khó khăn, họ sẽ từ chối việc cung ứng vốn thì có thể dẫn đến rủi ro mất thanh khoản cho ngân hàng.
Năng lực nhân sự còn hạn chế.
Chất lượng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất của những điều rủi ro mang tính chủ quan trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, trong quản trị rủi ro thanh khoản, công tác quản trị mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành, nếu năng lực cán bộ hạn chế, không đủ tầm nhìn để xác định khả năng biến động của luồng vốn và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì rủi ro thanh khoản là khả năng khó tránh khỏi đối với hoạt động ngân hàng.
-Nhân sự của Maritime Bank chưa chuyên nghiệp
Do Maritime Bank chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân sự có năng lực, trong công tác đào tạo cũng chưa quan tâm đầu tư đúng mực dẫn đến nghiệp vụ của cán bộ còn yếu kém, chất lượng phục vụ chưa cao, thời gian giải quyết một vấn đề kéo dài, ảnh hưởng tới công tác huy động vốn và cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng cũng còn thiếu cán bộ có năng lực để phục vụ công tác quản trị của ngân hàng.
-Tính tự giác của nhân sự chưa cao
Việc tuân thủ các quy định của ngân hàng về giờ giấc làm việc, trang phục, đeo thẻ nhân viên… chưa được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên phải nhắc nhở, đôi khi có khách hàng không được phục vụ kịp thời dẫn tới giảm hình ảnh của ngân hàng trong công tác chăm sóc khách hàng.
-Chưa chủ động trong công việc
Nhân viên chưa chủ động trong công tác tiếp thị khách hàng cả trong vấn đề huy động vốn và cho vay, hoặc chăm sóc khách hàng đang có quan hệ với ngân hàng chưa tốt dẫn tới sự không hài lòng của khách hàng và bỏ sang ngân hàng khác có mức độ quan tâm tốt hơn.
-Chưa trung thực trong công tác thẩm định khách hàng.
Có hiện tượng cán bộ tín dụng nhận hối lộ từ phía khách hàng và cung cấp thông tin sai lệch về khách hàng dẫn tới phản ánh sai lệch đối tượng khách hàng vay vốn, làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Công nghệ còn thấp.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ được ví như “Vũ bão” trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến tại ngân hàng vẫn còn hạn chế, các phần mềm quản lý còn nhiều bất cập. Hiện Maritime Bank đang sử dụng phần mềm Core Banking của Siverlake, tuy nhiên việc nâng cấp, cải tạo phần mềm tùy thuộc vào mức độ đầu tư của từng ngân hàng trong vấn đề đầu tư cho công nghệ. Mặt khác, phần mềm quản lý này được thực hiện từ năm 2001, Maritime Bank là một trong những NHTM Việt Nam đầu tiên triển khai Core Banking với đối tác Silverlake trong dự án hiện đại hóa ngân hàng do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Vì vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì phần mềm này có thể không còn là ưu việt nữa, bắt đầu có khó khăn khi Maritime Bank triển khai thêm các sản phẩm mới. Hệ thống Core Banking sử dụng để quản lý cho vay và huy động, quản lý dịch vụ thẻ lại được thực hiện trên phần mềm Way 4, quản lý các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch vốn lại được thực hiện trên phần mềm Kondor…Ngân hàng phải sử dụng nhiều phầm mềm khác nhau để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các phần mềm không được tích hợp online tức thời, do đó tạo ra sự bất tiện cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank.
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands)
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM