Việc xây dựng riêng cho tổ chức mình một định hướng và mục tiêu kinh doanh là rất cần thiết, trước hết nó sẽ giúp các ngân hàng thương mại xây dựng cho mình một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả, tránh được các rủi ro tăng trưởng nóng và xu hướng chạy đua lãi suất sai lầm nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng dẫn đến các rủi ro nguy hiểm trong hoạt động kinh doanh. Maritime Bank cũng không nằm ngoài quy luật đó, họ đã hiểu rất rõ sự phát triển của Ngân hàng mình gắn liền với hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, do đó việc nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong hoạt động. Các định hướng và mục tiêu kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho Maritime Bank không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn giúp cho Maritime Bank phát triển hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Các nhà quản trị Maritime Bank hiểu rất rõ điều này, căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển của ngành, họ đã xây dựng cho mình một hướng đi riêng.
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
Maritime Bank chuyển từ một ngân hàng chủ yếu “Bán buôn”, nhỏ, ít sản phẩm sang ngân hàng “Bán lẻ”, lớn, hiện đại với nhiều sản phẩm ngân hàng đa dạng. Đây là mục tiêu lâu dài của Maritime Bank đảm bảo sự cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn, từ đó đảm bảo khả năng thanh khoản tốt cho ngân hàng.
Maritime Bank hướng mục tiêu “Tăng trưởng bền vững”: mở rộng và tăng thị phần hoạt động dịch vụ, huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng quy mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới: gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại như: thanh toán điện tử liên ngân hàng, chuyển tiền kiều hối, mở rộng giao diện kết nối hòa mạng thanh toán trong nước và nước ngoài. Kiện toàn, nâng cấp đạt chuẩn khu vực và quốc tế về các hình thức giao dịch một cửa, trực tuyến (online), tại nhà (home Banking), qua mạng (Internet banking), ứng dụng công nghệ viễn thông để kết nối sản phẩm “bán chéo, trọn gói” dịch vụ ngân hàng như: tra cứu thông tin tài chính – tiền tệ, kết quả giao dịch tức thời qua hệ thống SMS... Tiếp tục mở rộng, phát triển mạng lưới kênh phân phối ở các thành phố lớn trọng điểm, các tỉnh, vùng kinh tế lớn và định hướng mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường nước ngoài.
Mục tiêu “Hiệu quả”: nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản “Nợ”, tài sản “Có” theo hướng: tăng hoạt động dịch vụ, đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn… tập trung vào lĩnh vực, khu vực, ngành nghề có khả năng sinh lời và nguồn thu lớn đảm bảo tăng trưởng nhưng an toàn và hiệu quả.
Kiện toàn lại toàn bộ hệ thống, rà soát lại toàn bộ nhân viên trên toàn hệ thống để phân cấp, theo trình độ học vấn, theo tuổi nghề, theo bậc lương nhằm đánh giá một cách chính xác nhất trình độ nhân viên. Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) Rà soát lại toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện hiện
tại. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng các thông lệ quốc tế, tập trung vào cơ cấu lại tổ chức và quản lý, nâng cao năng lực quản trị điều hành. Xây dựng “Văn hóa Maritime Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Với định hướng trở thành ngân hàng thương mại có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả, an toàn và tăng trường bền vững từ nay cho đến năm 2015. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đối với một số chỉ tiêu tài chính sau:
-Tổng tài sản tăng trưởng bình quân: 25%/năm
-Tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân: 20%/năm
-Tổng huy động tăng trưởng bình quân: 25%/năm
-Vốn điều lệ tăng trưởng bình quân: 10%/năm.
-Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân: 20%/năm.
-Tỷ lệ nợ xấu: mục tiêu đặt ra là dưới 3% theo đúng quy định NHNN hiện tại.
-Duy trì tình hình tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông với mục tiêu ROE là 25%
-Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Theo điều 4 mục I – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thông tư 13/2010/NHNN quy định: Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” – áp dụng cho cả báo cáo riêng lẻ và hợp nhất và mục tiêu của Maritime Bank tỷ lệ này phải đạt trên 10% tương ứng với cơ cấu tổng tài sản hợp lý.
-Giới hạn tín dụng đối với khách hàng:
+ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có.
+ Tổng mức dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có.
+ Tổng mức dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có.
-Tỷ lệ khả năng chi trả: Điều 13, mục III thông tư 13/2010/NHNN quy định: tỷ lệ tối thiểu bằng 15% tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng nợ phải trả. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo. Mục tiêu của Maritime Bank duy trì tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng và cao hơn mức quy định của NHNN.
-Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: theo thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định, tỷ lệ tối đa nguồn vốn của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%, quỹ tín dụng nhân dân là 20%. Mục tiêu của Maritime Bank đặt ra cho tỷ lệ này là 15%.
Trên đây hoàn toàn là những định hướng và mục tiêu mà Maritime Bank có thể làm được vì sự ổn định và thịnh vượng của mỗi ngân hàng sẽ đóng góp vào sự ổn định chung của nền kinh tế đất nước.