2.3 Đánh giá hoạt động quản trị thanh khoản
2.3.2 Những mặt còn hạn chế
- Bộ máy chưa chuyên môn hóa.
Trong quá trình phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tài sản, Maritime Bank mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu nhằm kiểm soát và đưa các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của NHNN mà chưa sử dụng phân tích chúng thật sâu để giải quyết các vấn đề về thanh khoản.
Trong quá trình phân tích, quản trị thanh khoản, Maritime Bank chưa tính chỉ tiêu phản ánh mức rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng được, tức là chưa sử dụng đánh giá tác động của các tình huống căng thẳng tiềm ẩn lên trạng thái thanh khoản của Maritime Bank. Các phương pháp, công cụ mà các phòng ban dùng trong quá trình phân tích còn chưa đồng bộ, chủ yếu là việc tính toán theo phương pháp thủ công. Quản trị rủi ro thanh khoản vẫn còn mang tính thụ động, nhiều khi các biện pháp xử lý mang tính giải quyết tình
huống đã xảy ra hoặc các tình huống trong ngắn hạn chứ chưa nhận biết và dự báo được tình huống dài hạn hơn sắp xảy ra.
Uy tín trong hoạt động thanh toán chưa cao, dẫn tới chưa được các ngân hàng, khách hàng quốc tế chấp nhận trong hoạt động thanh toán, phải thông qua sự bảo lãnh của các Ngân hàng lớn trong nước.
-Công tác dự báo nguồn vốn và sử dụng chưa hiệu quả.
Hiện công tác quản trị thanh khoản tại Maritime Bank mang tính chất tự phát, phát sinh đến đâu giải quyết đến đó, công tác dự báo và phân tích thị trường còn nhiều hạn chế do không có điều kiện thu thập và phân tích thông tin.
Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách để làm công tác thu thập thông tin và phân tích dữ liệu, các phương pháp tính toán còn mang tính thủ công. Do đó, công tác dự báo và quản trị thanh khoản còn nhiều hạn chế.
Do hạn chế về trình độ quản lý và nguồn lực, Maritime Bank cũng chưa áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản trị thanh khoản, công tác quản trị đều dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, do đó công tác quản trị thanh khoản rất bị động, lệ thuộc nhiều vào biến động thị trường, những tác động của chính sách kinh tế vĩ mô… Trên thực tế, có nhiều thời điểm dư thừa thanh khoản toàn hệ thống làm tăng chi phí vốn do phải tăng tài sản dự trữ hơn là mức cần thiết gây lãng phí vốn, bên cạnh đó cũng có những thời điểm thiết hụt phải huy động với chi phí cao để đảm bảo bù đắp. Với kế hoạch cân đối vốn và sử dụng vốn không hiệu quả, tình trạng dư thừa và thiếu hụt vốn xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
-Mô hình quản lý dòng tiền vào ra còn nhiều hạn chế.
Trong các báo cáo của Maritime Bank hiện chỉ mới trình bày bảng phân tích tài sản, công nợ theo ngày đáo hạn trên hợp đồng tính chung cho tất cả các loại đồng tiền đã quy đổi ra VND mà chưa tính cho từng loại đồng tiền riêng biệt. Mặt khác việc phân loại các thang kỳ hạn chưa phong phú và đầy
Formatted: Font: 13 pt, Dutch (Netherlands) đủ, các kỳ hạn ngắn như: qua đêm, 7 ngày…chưa được tính toán cụ thể trong
các báo cáo. Các thang kỳ hạn gần như đang chỉ đáp ứng đúng với yêu cầu của NHNN đưa ra cho các TCTD khi lập báo cáo tài chính định kỳ theo Quyết định 16/NHNN.
-Công tác phân tích dữ liệu còn nhiều hạn chế.
Công tác phân tích tài chính hiện nay tại các NHTM nói chung và tại Maritime Bank nói riêng vẫn còn rất sơ khai, chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Tại Maritime Bank, công tác phân tích này mới chỉ ở mức độ tối thiểu thông qua kiểm soát các chỉ tiêu hoạt động, chưa đánh giá và dự báo được xu hướng và chất lượng của tài sản. Do vậy, tính chất tư vấn để phục vụ quản trị điều hành còn hạn chế. Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc xem xét có chấp hành các quy định của NHNN và của Maritime Bank hay không trong quá trình hoạt động, còn việc căn cứ vào chỉ tiêu, số liệu để phân tích các tình huống có thể xảy ra trong tương lai nhằm mục đích dự báo phục vụ việc quản trị cho ban điều hành thì chưa làm được một cách hiệu quả.