Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm (Trang 48 - 53)

Bài 3 : Xác định mục tiêu lập kế hoạch và những hoạt động ƣu tiên

3. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm

3.1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch khuyến nông lâm

- Thiết lập kế hoạch khuyến nông cần đảm bảo tính khả thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.

- Giảm kinh phí, tránh sự thất thoát kinh phí và nâng cao lòng tin của ngƣời nông dân đối với khuyến nông lâm.

- Một chƣơng trình cần có sự tham gia của mọi ngƣời dân, của mọi tổ chức, mọi đoàn thể, mọi cấp mọi ngành, mọi phƣơng tiện ... trong đó lấy ngƣời nông dân làm trung tâm và đối tƣợng tác động.

3.2.Tại sao xây dựng chƣơng trình khuyến nông cần có sự tham gia của ngƣời dân

- Không ai hiểu rõ bản thân bằng chính mình. Không ai hiểu nông dân bằng chính họ.

- Nông dân là nhân tố bên trong quyết định trong việc đƣa ra những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của cộng đồng.

- Nguyên tắc hoạt động của khuyến nông là có sự tham gia của ngƣời dân. - Nội dung của khuyến nông là cùng tham gia.

- Kết quả của khuyến nông có tính tổng hợp của mọi ngành, mọi tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ. Trong đó nông dân đóng vai trò quyết định, khuyến nông có vai trò quan trọng.

- Khuyến nông có vai trò cầu nối và thông tin 2 chiều giữa nông dân và các tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ .

- Phát huy cao độ nông dân khuyến nông dân .

3.3. Các bƣớc tiến hành xây dựng hoạt động khuyến nông lâm 3.3.1. Điều tra khảo sát nông dân 3.3.1. Điều tra khảo sát nông dân

- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nhiệt độ, vũ lƣợng mƣa và sự phân bố trong năm, độ ẩm.

+ Địa lý, địa hình, đất đai.

+ Nguồn nƣớc và khả năng tƣới tiêu. + Hệ động thực vật trong vùng, khu vực. - Điều kiện kinh tế xã hội

+ Cấu trúc xã hội + Các tổ chức đoàn thể

+ Cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông, kho tàng bến bãi, điện nƣớc, trƣờng, trạm...)

+ Lao động và thị trƣờng

+ Chủ trƣơng chính sách, phong tục tập quán địa phƣơng. + Nguồn vốn, tín dụng...

- Điều kiện sản xuất

+ Hệ thống sản xuất, ngành nghề + Cơ cấu sản xuất và lĩnh vực sản xuất + Lao động, thu nhập, kinh tế hộ

+ Trình độ kỹ thuật sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến nông lâm sản...)

+ Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tính ổn định - Văn hóa xã hội, sức khỏe

+ Trình độ văn hóa, dân trí + Các tổ chức giáo dục

+ Nhu cầu văn hóa của ngƣời dân + Sức khỏe và tuổi thọ

+ Hoạt động y tế.... 3.3.2. Thu thập thông tin

- Tổng hợp các loại thông tin thu thập đƣợc. - Lựa chọn các thông tin thông qua PRA.

- Đi thực tế kiểm tra đánh giá các thông tin thu thập, bổ sung các thông tin

- Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của ngƣời dân thông qua các thông tin thu thập đƣợc.

- Xử lý các thông tin thu thập đƣợc

3.3.3. Cách ( Nội dung) viết báo cáo hoạt động khuyến nông lâm.

Nội dung gồm:

- Khái quát chung:

+ Tên dự án: Yêu cầu ngắn gọn, cô đọng, xúc tích thể hiện nội dung cơ bản và địa diểm thực hiện dự án.

+ Cấp quản lý: Thể hiện cấp ngành, cơ quan quản lý xét duyệt.

+ Cơ quan chủ quản: Là cơ quan có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án.

+ Cơ quan chủ trì: Cơ quan có nhiệm vụ chính xây dựng dự án, thực hiện dự án, báo cáo kết quả thực hiện dự án.

+ Cán bộ chủ trì: Là cán bộ của cơ quan chủ trì có kinh nghiệm, có uy tín làm dự án.

+ Cơ quan chuyển giao: Là cơ quan nghiên cứu có đủ năng lực đƣợc lựa chọn.

+ Cơ quan phối hợp: Thƣờng ở địa phƣơng có năng lực, điều kiện thuận lợi phối hợp cùng tham gia thực hiện các phần nội dung của dự án. + Thời gian thực hiện: Thể hiện tiến độ và thời gian bắt đầu và kết thúc

dự án.

+ Những căn cứ lựa chọn nội dung và địa điểm thực hiện dự án: Cần đề cập đầy đủ các thông tin có liên quan đến cơ sở khoa học và thực tiễn, tính cấp bách...

+ Mục tiêu dự án: Cần nêu rõ, ngắn gọn, xúc tích mục tiêu dự án (mục tiêu lâu dài và mục tiêu trƣớc mắt).

+ Nội dung dự án: Nêu cụ thể các nội dung hoạt động cần thực hiện, nhằm đáp ứng mục tiêu.

+ Những giải pháp thực hiện: Nêu rõ giải pháp về mặt tổ chức thực hiện, giải pháp mặt kỹ thuật, lao động, khoa học công nghệ, vốn và giải pháp vật tƣ....

+ Tiến độ thực hiện: Kế hoạch thực hiện? Ai thực hiện? kết quả thực hiện theo từng mốc thời gian...

+ Kinh phí: Ghi rõ kinh phí thực hiện cho các nội dung dự án. + Dự kiến kết quả sẽ đạt đƣợc cho từng nội dung dự án. - Kết luận và đề nghị

+ Nói rõ tính khả thi thực hiện dự án

+ Ý kiến đề nghị của cơ quan quản lý xem xét duyệt chấp nhận dự án - - Phụ lục

+ Giải trình sử dụng kinh phí dự án (liệt kê cách sử dụng kinh phí cho các hoạt động, kinh phí quản lý, xét duyệt...)

+ Giải trình kinh phí tập huấn, hội thảo, thuê chuyên gia + Kinh phí tổ chức các hoạt động....

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Vận dụng kết quả của các công cụ PRA phần trên, để phân tích xác định mục tiêu lập kế hoạch khuyến nông lâm cho một thôn.

- Tình huống: Giai đoạn đầu của một dự án X là đánh giá thực trạng chung của thôn Z để xác định những vấn đề còn tồn tại, những mong muốn và giải pháp mà ngƣời dân xác định làm cơ sở cho việc khởi động dự án hỗ trợ phát triển nông thôn trên địa bàn thôn Z.

- Yêu cầu: Sử dụng phƣơng pháp phân tích cây vấn đề, cây, mục tiêu để xác định mục tiêu lập kế hoạch khuyến nông lâm trong dự án hỗ trợ phát triển nông thôn Z.

- Tổ chức thực hiện: Chia thành nhóm, từ 5-10 học viên/nhóm. Các thành viên trong nhóm bầu nhóm trƣởng để thúc đẩy và thƣ ký ghi chép rồi cùng thảo luận phân tích các nhu cầu, kết quả PRA để xác định mục tiêu lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm cho thôn/bản.

- Sản phẩm: Mỗi nhóm đều xác định đƣợc các mục tiêu để lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm theo thời gian và không gian nhất định.

- Kết quả đƣợc đại diện nhóm trình bày trƣớc lớp.

C. Ghi nhớ

- Phƣơng pháp xác định mục tiêu - Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông

Bài 4: Lập kế hoạch tiến độ và lựa chọn phƣơng pháp thực hiện trong khuyến nông lâm

Thời gian: 16 giờ

Mục tiêu:

- Lập đƣợc kế hoạch tiến độ các hoạt động khuyến nông lâm theo năm kế hoạch khi có đủ các thông tin về nguồn lực, phƣơng pháp thực hiện và các bên tham gia cam kết thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm;

- Thống nhất đƣợc các phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm ƣu tiên;

- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc đƣợc giao, làm việc cẩn thận, tỷ mỉ, khoa học.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)