1 .Tổ chức họp dân thông qua kế hoạch trình duyệt
2. Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia
2.1. Xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu theo chủ đề
- Các thông tin thu thập đƣợc ở xã, thôn và qua việc thực hiện các công cụ PRA là những thông tin rời rạc và tản mạn chƣa thể đƣa vào báo cáo thuyết minh. Vì vậy, cần xử lý số liệu và thông tin để đƣa ra các số liệu, thông tin có ý nghĩa cho báo cáo.
- Thông tin, số liệu cần tổng hợp theo các nội dung phù hợp với khung báo cáo thuyết minh (có mẫu kèm theo).
- Các thông tin phân tích, tổng hợp cần tập trung và các nội dung nhƣ trong mẫu đính kèm.
- Thông thƣờng kết quả của quá trình này bao gồm các nội dung sau:
Nội dung 1: Tổng hợp các khó khăn, giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của thôn/bản. (xem bảng sau).
Bảng 1: Khung tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến hoạt động STT Lĩnh vực Khó khăn Giải pháp Dự kiến hoạt động
I Trồng trọt 1 Trồng lúa nƣớc 2
II Chăn nuôi 1
2 n
III Lâm nghiệp IV Thủy lợi
V Tín dụng
Nội dung 2: Tổng hợp các hoạt động sản xuất, các khó khăn, giải pháp của từng nhóm hộ gia đình.
Nội dung 3: Kế hoạch hành động của thôn/bản (xem bảng sau). Bảng 2: Khung mô tả kế hoạch hành động của thôn/bản. Chƣơng trình Các hoạt động cụ thể Kết quả sẽ đạt đƣợc Ngƣời thực hiện Cam kết của ngƣời dân Thời gian thực hiện Huấn luyện đào tạo
KN khuyến lâm
Thử nghiệm giống mới Trồng trọt
Chăn nuôi
Trồng và bảo vệ rừng Cải tạo hệ thống thủy lợi Tín dụng
………..
- Có thể tổng hợp phân tích theo các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của đợt PRA hay các hoạt động khuyến nông lâm sau này. Việc phân tích tổng hợp cũng dựa trên nguyên tắc có sự tham gia của ngƣời dân.
- Cùng một nội dung thông tin nhƣng góc độ phân tích, đánh giá khác nhau cũng cho những kết quả khác nhau, điều đó sẽ giúp ngƣời đọc có đƣợc cái nhìn tổng hợp và rõ ràng hơn về một vấn đề.
Ví dụ: Kết quả của phân tích kinh tế hộ gia đình có thể phân tích ở các góc độ khác nhau:
+ Thu nhập bình quân của các nhóm hộ.
+ So sánh lợi nhuận thu đƣợc từ một hoạt động sản xuất ở các nhóm hộ khác nhau.
+ Các hoạt động sản xuất tạo thu nhập cao ở từng nhóm hộ...
+ So sánh lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động sản xuất khác nhau. 2.2 Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia.
Báo cáo thực tập gồm 2 phần:
PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH PRA I. LỜI GIỚI THIỆU
(Nội dung này cần nêu rõ)
- Lý do và xuất xứ của việc hình thành PRA tại thôn/bản. - Mục tiêu đã đặt ra cho PRA.
- Mục đích của báo cáo. - Kết cấu của báo cáo.
II. PHƢƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH PRA (Nội dung này cần nêu rõ)
- Những hoạt động trƣớc khi tiến hành PRA tại thôn/bản: hình thành ý đồ, khảo sát ban đầu, xác định mục tiêu PRA, xác định phƣơng pháp (công cụ), lập kế hoạch thực hiện PRA, nhân sự, chuẩn bị...
- Tiến trình PRA tại thôn/bản: Các hoạt động PRA hàng ngày tại thôn/bản và phƣơng pháp, những thuận lợi, khó khăn.
- Nhận xét phƣơng pháp và tiến trình PRA. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PRA
(Nội dung này cần nêu rõ)
- Phân tích và bình luận các kết quả ở phần phụ lục: phƣơng pháp phân tích và bình luận dựa vào việc so sánh giữa mục tiêu đã đặt ra cho đợt PRA và kết quả thu đƣợc của PRA. Yêu cầu là chỉ ra đƣợc những mục tiêu đạt đƣợc, những mục tiêu chƣa đạt đƣợc và khoảng trống của nó. Sử dụng kỹ thuật đối chiếu, so sánh để phân tích.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội của kết quả PRA. IV. CÁC KIẾN NGHỊ
(Nội dung này cần chỉ rõ những kiến nghị về các mặt) Sử dụng các kết quả PRA
- Cần phân biệt rõ kế hoạch hoạt động đƣợc đƣa ra bằng phƣơng pháp PRA với kế hoạch của dự án. Kế hoạch hỗ trợ của dự án phải dựa trên kế hoạch thôn/bản nhƣng không phải tất cả các kế hoạch đó đƣợc hỗ trợ.
- Các kết quả PRA phải do chính ngƣời dân sử dụng làm cơ sở thực hiện các hoạt động và giám sát theo dõi.
- Trong kiến nghị này cần nêu rõ trách nhiệm của ngƣời dân trong thôn/bản, các tổ chức đƣợc hình thành trong quá trình PRA, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, của các tổ chức cấp trên và dự án.
- Những định hƣớng hỗ trợ cho thôn/bản: Dự án hỗ trợ phát triển thôn/bản phải đƣợc định hƣớng và xác định ƣu tiên. Các hỗ trợ phải xác định nhƣ là những xúc tác, ngòi nổ hay động lực ban đầu..., tránh bao cấp.
- Các kiến nghị về hỗ trợ thôn/bản phải thể hiện rõ và xác định trách nhiệm và cam kết với ngƣời dân. Thông thƣờng các hỗ trợ của bên ngoài bao gồm nhiều nguồn khác nhau nhƣ của dự án, chính phủ hay các tổ chức khác... Những hỗ trợ này phải có kế hoạch và không đƣợc chồng chéo.
- Kế hoạch hỗ trợ nên lập theo kiểu “gối đầu”, nghĩa là chỉ khi có đƣợc hiệu quả của các bên hỗ trợ trƣớc mới tiếp tục cho các hỗ trợ tiếp theo (điều này phải ghi trong cam kết).
- Các hoạt động tiếp theo: Trong kiến nghị phải ghi rõ những hoạt động tiếp theo và thông báo cho ngƣời dân tránh việc mong chờ và gây nghi ngờ của ngƣời dân đối với dự án. Những hoạt động tiếp theo vạch ra căn cứ vào tình hình cụ thể nhƣng phải xác định rõ thời gian và công việc chủ yếu.
V. KẾT LUẬN
PHẦN II: PHỤ LỤC - Kết quả thực hiện các công cụ PRA (bản viết tay). - Kết quả phân tích tổng hợp PRA.
- Kết quả phân tích tính khả thi kế hoạch hành động của thôn/bản. - Các tài liệu liên quan khác.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Phân tích, tổng hợp số liệu
- Tình huống: Trong đợt đánh giá nông thôn tại thôn A, sau khi đã thu thập xong số liệu, đoàn đánh giá nông thôn phân công anh/chị phụ trách một nhóm nông dân tổng hợp tình hình kinh tế hộ gia đình (có thông tin, số liệu giả định kèm theo).
- Yêu cầu: Thành lập một nhóm nông dân và tiến hành tổng hợp tình hình kinh tế hộ theo các nội dung sau:
- Những nét tổng quát tình hình gia đình, nhƣ nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm sản xuất, sức khỏe, vị trí của hộ gia đình...
- Những nét chủ yếu trong tổ chức sản xuất, nhƣ các hoạt động sản xuất chủ yếu, quỹ đất canh tác và cơ cấu, tổ chức lao động, những thuận lợi, khó khăn và đề nghị, hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.
- Những nét chủ yếu từ phân tích kinh tế hộ gia đình, nhƣ đầu tƣ, thu nhập, chi tiêu, những khó khăn và đề xuất.
- Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành nhóm nhỏ, từ 5- 6 học viên/nhóm, các thành viên trong nhóm tự bầu một trƣởng nhóm và một thƣ ký. Nhóm trƣởng thúc đẩy để đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia vào quá trình phân tích và tổng hợp số liệu.
- Nguồn lực cần thiết: Giấy Ao, A4, bút dầu, băng dính.
- Sản phẩm: Mỗi nhóm đều có kết quả viết lên giấy Ao và cử ngƣời trình bày kết quả.
Bài tập 2: Tổng hợp các khó khăn, giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của thôn/bản.
- Tình huống: Trong đợt đánh giá nông thôn tại thôn A, sau khi đã thu thập xong số liệu, đoàn đánh giá nông thôn phân công anh/chị phụ trách một nhóm nông dân tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến các hoạt động cho từng lĩnh vực nhƣ bảng 1.
- Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành nhóm nhỏ, từ 5 - 6 học viên/nhóm, các thành viên trong nhóm tự bầu một trƣởng nhóm và một thƣ ký. Nhóm trƣởng thúc đẩy để đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia vào quá trình phân tích và tổng hợp số liệu.
- Yêu cầu: Một thành viên trong nhóm nhập vai cán bộ đánh giá nông thôn, các thành viên còn lại nhập vai nông dân và tiến hành: Tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến các hoạt động theo các nội dung ở bảng 1:
- Nguồn lực cần thiết: Giấy Ao, A4, bút dầu, băng dính.
- Sản phẩm: Mỗi nhóm đều có kết quả là bảng tổng hợp viết lên giấy Ao và cử ngƣời trình bày kết quả.
C. Ghi nhớ
- Các bƣớc và cách thức thực hiện công việc xây dựng khung chƣơng trình họp - báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia