Ngân hàng chính sách cũng nhƣ mọi loại hình ngân hàng thƣơng mại khác muốn hoạt động đƣợc cần phải có vốn. Nguồn vốn giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng.
Thứ nhất, vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh đƣợc thì phải có vốn, vì vốn phản ánh năng lực kinh doanh. Điều này thể hiện ở vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay của ngân hàng. Nếu vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập thì sau khi đi vào hoạt động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu tƣ, cho vay nên sẽ ảnh hƣởng tới thu nhập của ngân hàng.
Vậy, nếu ngân hàng không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Bởi vì, với đặc trƣng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phƣơng tiện kinh doanh mà còn là đối tƣợng kinh doanh chủ yếu. Trên thực tế, ngân hàng nào có khối lƣợng vốn lớn hơn thì ngân hàng đó có thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh.
Thứ hai, vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lƣợng tín dụng, hoạt động bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạt động thanh toán. Một ngân hàng có nguồn vốn hạn hẹp chắc chắn không thể mở rộng thị trƣờng, do không đủ nguồn lực để đầu tƣ. Hơn nữa, nếu nguồn vốn hạn hẹp ngân hàng cũng khó có khả năng phản ứng nhạy bén với sự biến động về lãi suất, gây ảnh hƣởng đến khả năng thu hút vốn từ các tầng lớp dân cƣ và các thành phần kinh tế. Nếu khả năng vốn của ngân hàng lớn thì ngân hàng có thể
mở rộng quy mô tín dụng, có thể tài trợ cho các dự án lớn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng.
Thứ ba, vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, để tồn tại và có khả năng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín trên thị trƣờng. Uy tín đó đƣợc khẳng định trƣớc hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng ở mọi thời điểm. Khả năng thanh toán, nói khác là khả năng thanh khoản của ngân hàng cao chứng tỏ vốn khả dụng của ngân hàng lớn. Loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Vì vậy, với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh hiệu quả có thể giữ vững uy tín nâng cao vị thế trên thị trƣờng.
Thứ tư, vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, ngoài việc phải có chiến lƣợc cạnh tranh hợp lý thì khả năng tài chính luôn giữ vai trò quyết định. Nếu ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lƣợng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí cả trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Đây cũng là điều kiện để ngân hàng bổ sung thêm vốn tự có, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động trên mọi lĩnh vực. Ngoài ra, với khả năng vốn lớn, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để kinh doanh đa năng trên thị trƣờng, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng nhiều dịch vụ mới, tham gia vào nhiều các hoạt động đầu tƣ liên doanh liên kết, đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, cho thuê tài chính, mua bán nợ… và các dịch vụ ngân hàng khác. Bằng chính những hoạt động thƣờng xuyên góp phần phân tán rủi ro, thu hút đƣợc nhiều khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh… Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Với vai trò hết sức quan trọng của nguồn vốn, các ngân hàng nói chung và ngân hàng chính sách nói riêng luôn phải tìm cách hoạch định, đƣa ra chiến lƣợc huy động vốn và những chính sách quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả nhằm tạo lập đƣợc nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trƣởng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện nguồn vốn cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đƣa ngân hàng đến thành công.