Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội (Trang 115 - 119)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Hệ thống giải pháp phát triển nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã

4.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn

4.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn

Nguồn vốn hiện tại của NHCSXH phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc. Để nâng cao tính chủ động trong vấn đề nguồn vốn, NHCSXH cần tăng cƣờng công tác huy động vốn trong dân cƣ.

Khai thác nguồn lực tài chính trong dân cƣ, tạo điều kiện để ngƣời dân có thêm kênh đầu tƣ tài chính của mình dƣới hình thức gửi tiền tiết kiệm. Khi đặt vấn đề này, còn có nhiều ý kiến khác nhau, có luồng ý kiến cho rằng, tín dụng ƣu đãi là của Nhà nƣớc, do vậy vốn để thực hiện chính sách phải từ

nguồn vốn ngân sách, việc huy động vốn trong cộng đồng dân cƣ nên để dành cho các Ngân hàng Thƣơng mại thực hiện. NHCSXH ra đời muộn, bộ máy năng lực cán bộ và cơ sở vật chất không đáp ứng, địa bàn NHCSXH chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn thì khả năng huy động cũng không nhiều, chi phí huy động vốn cao. Vì vậy, đặt vấn đề huy động vốn trong cộng đồng dân cƣ đối với ngân hàng này là không thực tế và không phù hợp.

Tuy nhiên, về lâu dài, để chủ động triển khai nhiệm vụ hƣớng đến một ngân hàng hoạt động ổn định bền vững, NHCSXH không thể chỉ dựa vào sự bao cấp của Nhà nƣớc về nguồn vốn về tài chính. Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách Nhà nƣớc có hạn, nếu NHCSXH không chủ động, linh hoạt triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong dân cƣ sẽ không đủ vốn cho mục tiêu tăng trƣởng và thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

Việc huy động vốn trong dân cƣ đƣợc đặt vấn đề dƣới nhiều khía cạnh: địa bàn bàn huy động, hình thức huy động.

Xét về địa bàn thực hiện huy động vốn, NHCSXH cần triển khai ở cả thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Trên địa bàn thành phố, đặc biệt là những thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và một số tính công nghiệp phát triển (Bình Dƣơng, Đồng Nai..), khả năng tăng trƣởng tín dụng chính sách thấp do đối tƣợng vay vốn không nhiều, cần tập trung chủ yếu vào công tác huy động vốn, chuyển nguồn vốn (bán vốn) huy động về trung ƣơng để điều hòa, sử dụng chung cho toàn hệ thống. Ở địa bàn nông thôn, đây là địa bàn hoạt động chính của NHCSXH ngoài việc triển khai các chƣơng trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, NHCSXH cần đẩy mạnh việc huy động vốn, phải coi đây là thị trƣờng chính. Mặc dù với ngƣời dân nông thôn, thu nhập thấp, nguồn tiền gửi

vào ngân hàng chủ yếu xuất phát từ ý thức tiết kiệm chi tiêu, dành dụm, tích cóp để sử dụng cho những công việc lớn, lâu dài trong gia đình nhƣ cho con cái học hành, chữa bệnh, làm nhà, mua sắm, phƣơng tiện sinh hoạt… Tuy nhiên, với phƣơng châm “tích tiểu thành đại”, số vốn huy động từ nguồn lực này không phải là nhỏ.

Với tổ chức mạng lƣới và đặc thù phƣơng thức tín dụng thông qua hoạt động ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH có lợi thế lớn. Bởi NHCSXH có mạng lƣới tổ chức rộng khắp từ trung ƣơng đến cấp huyện, có các điểm giao dịch đến tận xã, phƣờng và mạng lƣới Tổ TK&VV đến thôn, bản, ấp. Thông qua các Tổ TK&VV, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp, NHCSXH hoàn toàn có thể sử dụng để mở rộng địa bàn huy động vốn. Việc mở rộng địa bàn huy động vốn về nông thôn, một mặt phù hợp với điều kiện thực tế của NHCSXH, mặt khác phù hợp với định hƣớng của ngành ngân hàng là khuyến khích tập trung đầu tƣ tín dụng và các dịch vụ tài chính phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Trong điều kiện các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu tập trung đầu tƣ cho các khu công nghiệp và các thành phố lớn, thì việc cả nguồn vốn tín dụng, cả việc phát triển đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi dân cƣ về địa bàn nông thôn là hƣớng đi phù hợp đối với NHCSXH. Với kinh nghiệm thực tế đã làm về huy động tiết kiệm đối với ngƣời nghèo ở nông thôn, việc trực tiếp giao dịch, đem các dịch vụ tài chính về nông thôn, huy động tiền gửi từ dân cƣ nông thôn, chấp nhận cả những món tiền gửi nhỏ lẻ là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, cần có cơ chế nghiệp vụ rõ ràng, có quy trình quản lý, kiểm soát chặc chẽ, đặc biệt là cơ chế ủy thác, ủy nhiệm thu tiết kiệm cho các đơn vị nhận dịch vụ ủy thác để tránh hiện tƣợng xâm tiêu chiếm dụng vốn. Đồng thời, phải có sự hỗ trợ tích cực từ công nghệ thông tin cho phần mềm quản lý, kế toán giao dịch, đặc biệt là kế toán giao dịch trực tiếp tại các điểm giao dịch tại xã, phƣờng… Việc mở rộng địa bàn

huy động vốn đến khu vực nông thôn, từ đó tăng huy động nguồn lực trong dân cƣ không những có ý nghĩa về tƣng nguồn lực tài chính cho NHCSXH mà còn tạo ra môi trƣờng lành mạnh trong việc ngăn chặn nạ “tín dụng đen” đã và đang xảy ra trong thời gian qua, góp phần ổn định xã hội, ổn định cuộc sống ở nông thôn.

4.2.1.2. Tập trung vào sản phẩm huy động tiết kiệm từ tổ TK&VV

Trong tất cả các sản phẩm huy động vốn của hệ thống ngân hàng hiện nay sản phẩm tiết kiệm tại tổ TK&VV là sản phẩm phù hợp nhất với NHCSXH.

Những lợi thế của NHCSXH khi sử dụng sản phẩm tiết kiệm tại tổ TK&VV:

Khả năng tiếp cận- chi phí giao dịch thấp. NHCSXH không tính phí bất kỳ khoản phí dịch vụ hoặc yêu cầu bất kỳ số dƣ tối thiểu nào đối với ngƣời gửi, đặc biệt là so với các Ngân hàng thƣơng mại. Hơn nữa, dịch vụ (tiền gửi và rút tiền) đƣợc thực hiện ngay gần nơi ở của khách hàng do đó hầu nhƣ khách hàng không phải tốn chi phí đi lại , nhất là đối với nhƣ̃ng vùng miền núi việc đi lại dù chỉ là đến trụ sở UBND xã có thể mất cả ngày , do đó giảm đƣợc nhiều chi phí cơ hội cho khách hàng.

NHCSXH có mạng lƣới rộng lớn: 63 chi nhánh cấp tỉnh và 629 phòng giao dịch cấp huyện, 10.917 điểm giao dịch xã và 192 nghìn Tổ TK&VV hoạt động tại các thôn, bản. Bằng cách này, NHCSXH là tổ chức tín dụng gần nhất với bất kỳ khách hàng nào muốn sử dụng dịch vụ Sản phẩm tiền gửi cho tổ viên Tổ TK&VV.

Thời gian linh hoạt: Thời gian giao dịch gần nhƣ là 24/7 vì họ có thể đến gửi tiền và rút tiền tại Tổ trƣởng của họ bất cứ lúc nào thuận tiện cho họ, có thể là buổi tối hoặc trong giờ nghỉ trƣa.

Yêu cầu tối thiểu thấp đối với tiết kiệm: NHCSXH quy định rằng khách hàng có thể tiết kiệm thậm chí từ 1.000 đồng, một số tiền rất nhỏ.

Uy tín tổ chức cao: Thỏa thuận ủy thác của NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội cũng làm cho ngân hàng trở nên gần gũi hơn với cộng đồng. Hầu hết ngƣời dân ở khu vực nông thôn là thành viên của một trong bốn tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Hội nông dân.

Tính minh bạch: Quy trình huy động Sản phẩm tiền gửi cho tổ viên Tổ TK&VV qua Tổ trƣởng Tổ TK&VV khá minh bạch khi các Tổ trƣởng nhận tiền và ghi chép tại cuốn sổ của mình và của khách hàng. NHCSXH sau khi nhận tiền gửi từ các Tổ trƣởng lại xác nhận 1 lần nữa bằng cách thông báo số dƣ tiết kiệm công khai tại các điểm giao dịch.

Mặc dù có nhiều hạn chế nhƣ lãi suất thấp, chỉ giới hạn trong thành viên tổ TK&VV nhƣng nếu đƣợc khai thác tốt sản phẩm này sẽ đem lợi ích lớn cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Việc khai thác triệt để mạnh của ngân hàng là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội (Trang 115 - 119)