Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội (Trang 113 - 115)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 10 tháng 7 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển NHCSXH giai đoạn 2011- 2020. Chiến lƣợc đề ra mục tiêu phát triển NHCSXH theo hƣớng ổn định bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nƣớc, gắn liền với việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Một số mục tiêu cụ thể là:

- 100% ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp - Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 10%

- Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 3% tổng dƣ nợ - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ

- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình, nghiệp vụ

- Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới

- Phối hợp, lồng ghép các hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông - lâm - ngƣ và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm anh sinh xã hội.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, giải pháp có tính quyết định là phải xây dựng ngân hàng có năng lực tài chính lớn mạnh, có sản phẩm, dịch vụ tốt và phải có đủ tầm với sự phát triển trong giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giai đoạn ổn định và phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân, giai đoạn hội nhập sâu - rộng với kinh tế khu vực và toàn cầu.

Theo định hƣớng phát triển theo Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 nhu cầu về vốn đối với hoạt động của NHCSXH là rất lớn. Nhu cầu đó xuất phát từ những yếu tố sau:

Thứ nhất, đối tƣợng phục vụ của NHCSXH không ngừng tăng lên theo những chƣơng trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội của Nhà nƣớc.

Đối tƣợng phục vụ chính của NHCSXH là hộ nghèo. Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 1905/QĐ-LĐTBXH ngày 28/12/2015 phê duyệt kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoại 2016-2020 thì số hộ nghèo giai đoạn này đƣợc xác định là 2.338.569 hộ (chiếm 9,88%), hộ cận nghèo là 1.235.784 hộ (chiếm 5,22%). Theo điều tra sơ bộ, có khoảng 17% số hộ nghèo và 54% hộ cận nghèo này chƣa đƣợc tiếp cận vốn tín dụng chính sách. Bên cạnh hộ nghèo, NHCSXH còn phục vụ nhiều đối tƣợng chính sách khác theo các chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ. Điều này đòi hỏi cần bổ sung thêm nguồn vốn để NHCSXH cho vay.

Thứ hai, nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng không ngừng gia tăng, hạn mức tín dụng ƣu đãi dành cho các đối tƣợng chính sách tiếp tục đƣợc nghiên cứu tăng lên cho phù hợp với điều kiện kinh tế, diễn biến thị trƣờng.

Thứ ba, định hƣớng phát triển NHCSXH đặt ra mục tiêu 100% hộ nghèo và đối tƣợng chính sách (do Nhà nƣớc quy định, phải đƣợc hiểu là cả đối tƣợng hiện tại và đối tƣợng tƣơng lai đƣợc mở rộng) đủ điều kiện vay vốn đều đƣợc tiếp cận vốn tín dụng của NHCSXH. Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Chỉ tính riêng mục tiêu tăng trƣởng dƣ nợ đến năm 2020 đạt khoảng 250.000 tỷ đồng, bình quân, mỗi năm cần 15.000 tỷ đến

20.000 tỷ đồng. Đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn vốn tín dụng cho NHCSXH trong thời gian tới.

Để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu Chiến lƣợc, triển khai hoàn thành tốt các chƣơng trình tín dụng chính sách đƣợc Chính phủ giao, điều mấu chốt mang tính chất quyết định, khắc phục bất cập lớn nhất trong thời gian qua của NHCSXH là tạo lập nguồn vốn ổn định, bền vững. Theo đó, cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nƣớc với vai trò chủ lực dƣới các hình thức cấp bổ sung vốn điều lệ hàng năm, cấp vốn tín dụng thực hiện các chƣơng trình mục tiêu theo một tỷ lệ nhất định nhƣ một số chƣơng trình đã thực hiện (nhà nƣớc cấp 50% vốn, 50% còn lại NHCSXH huy động và đƣợc cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý); có chế độ khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đóng góp nhiều hơn, giúp NHCSXH bổ sung nguồn vốn. Đồng thời, bản thân các đối tƣợng khách hàng, đặc biệt là hộ nghèo cần nâng cao ý thức tiết kiệm, tham gia tích cực việc tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV để hình thành nguồn vốn cho vay đối với chính các đối tƣợng cùng cảnh ngộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)