Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá kết quả phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hộ
3.3.2. Những hạn chế
- Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chưa hợp lý, thiếu tính ổn định
Cơ cấu vốn hiện tại của NHCSXH phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc. Trong khi đó việc bố trí vốn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nƣớc còn có khoảng cách lớn giữa nhu cầu vốn của các chƣơng trình an sinh xã hội do Nhà nƣớc giao cho NHCSXH thực hiện với thực tế vốn đƣợc bố trí trong kế hoạch hàng năm, gây bị động cho NHCSXH.
Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn của NHCSXH giảm dần qua các năm. Việc huy động vốn từ thị trƣờng hàng năm đều đƣợc triển khai thực hiện nhƣng chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch do các điều kiện của NHCSXH không đủ để cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng.
Tỷ trọng huy động vốn từ tổ TK&VV còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng huy động vốn. NHCSXH có 191.023 tổ TK&VV với hơn 6 triệu thành viên nhƣng số dƣ tiết kiệm đạt đƣợc là 4.830 tỷ đồng.
NHCSXH chƣa tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn nhân đạo trong và ngoài nƣớc; chƣa tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn ODA.
- Chi phí vốn của ngân hàng chính sách còn cao
Mức cấp bù hàng năm của NHCSXH đã giảm dần dù tổng nguồn vốn của NHCSXH tăng. Nhƣng nguồn vốn cấp từ ngân sách, nguồn vốn vay lãi suất thấp, thời hạn dài ổn định có xu hƣớng giảm, trong khi vốn huy động lãi suất thị trƣờng ngày một tăng lên. Điều đó dẫn đến chi phí vốn của NHCSXH vẫn cao và có thể giảm hơn nữa.
- Sản phẩm huy động vốn còn chưa đa dạng
Sản phẩm huy động vốn của NHCSXH chỉ bó gọn trong sản phẩm tiết kiệm gửi một lần rút gốc một lần. NHCSXH không có các hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, gốc lãi linh hoạt hay gửi tiền 1 nơi rút nhiều nơi nhƣ đối với các ngân hàng thƣơng mại khác.
- Chất lượng phục vụ còn thấp
Mặc dù mạng lƣới hoạt động có từ trung ƣơng đến cơ sở trải đều trên phạm vi cả nƣớc, và là ngân hàng duy nhất tổ chức các điểm giao dịch tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhƣng với công nghệ lạc hậu, cán bộ thiếu, chƣa đƣợc tiếp cận, làm quen với công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại nên chƣa tận dụng đƣợc lợi thế này để huy động vốn từ dân cƣ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa. Mặt khác, chƣa mở rộng thực hiện đƣợc các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, công nghệ ngân hàng chậm đƣợc đổi mới, thiếu tính đồng bộ.
Việc tập trung huy động vốn ở địa bàn các thành phố lớn xét về lý thuyết là phù hợp, nhƣng xét về đặc thù hoạt động của NHCSXH và đặc thù đối tƣợng khách hàng truyền thống cũng nhƣ khác hàng tiềm năng trong thời gian tới chƣa phải là một giải pháp đúng đắn. Bởi lẽ, tại các thành phố lớn, tập trung nhiều Ngân hàng Thƣơng mại, yếu tố cạnh tranh rất cao, trong khi nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất của NHCSXH còn rất hạn chế sẽ khó có thể cạnh tranh đƣợc. Trong khi đó, ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, NHCSXH có mạng lƣới hoạt động dày đặc với các điểm giao dịch lƣu động đƣợc mở đến tận xã, đối tƣợng hộ gia đình có thu nhập thấp, khả năng tiết kiệm không nhiều, địa bàn xa khó có thể đi gửi một khoản tiền nhỏ tại các Ngân hàng Thƣơng mại. Hơn nữa, Ngân hàng Thƣơng mại cũng thƣờng không lƣu tâm tới lực lƣợng khách hàng này. Điều đó cho thấy, hƣớng về địa
bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với sản phẩm tiết kiệm gửi góp linh hoạt có lẽ là giải pháp hay đối với NHCSXH.