Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số đề xuất kiến nghị
Hiện nay, nguồn vốn ủy thác của chính quyền địa phƣơng trong nguồn vốn của NHCSXH, đƣợc hình thành từ việc chính quyền các địa phƣơng dành một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách hàng năm để bổ sung vốn cho vay có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tính pháp lý của vấn đề này còn chƣa rõ ràng.
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác nêu rõ tại khoản 2 điều 25: Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phƣơng hàng năm để chuyển cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này. (khoản 3 điều 7 Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp đƣợc trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn)
Tuy nhiên theo khoản 2 điều 59 luật Ngân sách Nhà nƣớc ban hành ngày 25/06/2015 quy định số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phƣơng do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán đƣợc sử dụng theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lƣơng; d) Thực hiện một số chính sách an
sinh xã hội; đ) Tăng chi đầu tƣ một số dự án quan trọng; e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này…
Nhƣ vậy, theo luật Ngân sách Nhà nƣớc chi cấp vốn cho NHCSXH không nằm trong thứ tự ƣu tiên của ngân sách địa phƣơng tăng lên từ nguồn tăng thu - tiết kiệm chi hàng năm. Do đó, việc tạo hành lang pháp lý thống nhất và phù hợp là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định cụ thể tỷ lệ trích từ nguồn tăng thu - tiết kiệm chi hàng năm để các địa phƣơng thực hiện thống nhất. Trên cơ sở đó ủy thác cho NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn theo cơ chế ƣu đãi của địa phƣơng.
Hiện nay trái phiếu của NHCSXH không có khác biệt gì so với các loại trái phiếu trên thị trƣờng. Là một công cụ đầu tƣ việc đầu tƣ trái phiếu NHCSXH rõ ràng đem lại lợi nhuận cho các trái chủ. Bởi Trái phiếu NHCSXH đƣợc Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, đƣợc sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trƣờng mở, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, đƣợc sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, thấu chi và cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nên coi việc đầu tƣ trái phiếu NHCSXH là gián tiếp thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội, chung tay vì mục tiêu giảm nghèo của Chính phủ, vì vậy cần có chế độ khuyến khích. Theo đó cần xem xét áp dụng chính sách ƣu đãi thuế suất đối với lợi tức thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ vào NHCSXH thông qua hình thức đầu tƣ trái phiếu. Tuy nhiên, đặt ra điều kiện trái phiếu đầu tƣ phải có thời hạn dài mang tính chất ổn định từ 5 năm, thậm chí là 10 năm.
Ngoài các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng đã cổ phần hóa nhƣng Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối đang thực hiện việc duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH, Chính phủ cần xem xét, quy định mở rộng đối tƣợng
thực hiện quy định này đối với các tổ chức tín dụng cổ phần, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cơ chế này thể hiện tinh thần trách nhiệm của các tổ chức kinh tế không phân biệt thành phần đối với hoạt động xóa đói, giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Mặt khác, bản chất khoản tiền gửi này là khoản vốn cho vay đối với ngân hàng, đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc ngân hàng trả lãi theo quy định, do đó vẫn đảm bảo mục tiêu kinh tế, vừa thể hiện đƣợc trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Nhiều nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng cũng áp dụng quy định này.
Trong bối cảnh huy động vốn với lãi suất thị trƣờng để cho vay các chƣơng trình tín dụng chỉ định với lãi suất ƣu đãi, hàng năm Ngân sách nhà nƣớc phải thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho NHCSXH. Trên thực tế, số cấp bù từ Ngân sách Nhà nƣớc cho Ngân hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố: lãi suất cho vay, tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cấp và khối lƣợng vốn cần huy động. Theo đó, nếu lãi suất cho vay càng thấp, tỷ trọng vốn ngân sách cấp càng thấp và lƣợng vốn huy động với lãi suất thị trƣờng càng nhiều thì khối lƣợng cấp bù càng lớn. Vì vậy, để hạn chế tiến đến không phải nhận cấp bù từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn do ngân sách cấp cho NHCSXH phải chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng nguồn vốn, tỷ lệ này cần đƣợc các cơ quan chức năng nghiên cứu chính xác và đƣa ra làm cơ sở. Ngoài ra lãi suất cho vay ngƣời nghèo phải đƣợc điều chỉnh phù hợp theo từng nhóm đối tƣợng để vừa đảm bảo đƣợc mức hỗ trợ cần thiết vừa giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc.
Một trong những lí do khiến cho việc triển khai các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi thƣờng xuyên bị động là vì trong quá trình ban hành chính sách, các đơn vị chức năng chƣa tính toán đầy đủ về nguồn lực để giải ngân. Vì vậy nhiều chƣơng trình ban hành nhƣng bản thân NHCSXH không biết vốn lấy từ đâu, cơ chế tạo lập nhƣ thế nào. Để khắc phục tình trạng này, NHCSXH chủ yếu thực hiện nghiệp vụ vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nƣớc, vay tạm
ứng tiền nhàn rỗi của ngân sách chƣa sử dụng, thậm chí vay trên thị trƣờng liên ngân hàng với lãi suất cao.. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tạm thời trong ngắn hạn để giải quyết nhu cầu cấp bách của các đối tƣợng thụ hƣởng. Giải pháp này không ổn định, trong trƣờng hợp NHCSXH không thực hiện đƣợc những giải pháp này thì thiệt thòi chính lại thuộc về hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. Vì vậy, khi xây dựng các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến tín dụng chính sách, các cơ quan chức năng phải tính toán, tham mƣu trình Chính phủ bố trí đầy đủ nguồn vốn để thực hiện.
Nguồn cấp bù chênh lệch lãi suất với chi phí quản lý, nguồn cấp bổ sung vốn điều lệ hàng năm tƣơng ứng với tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao hàng năm phải đƣợc Bộ Tài chính ghi nhận đầy đủ trên cơ sở kế hoạch đƣợc lập và bảo vệ bởi NHCSXH. Qua đó báo cáo Chính phủ, Quốc hội để ghi vào dự toán chi ngân sách hàng năm. Tránh tình trạng, việc giao chi tiêu kế hoạch không sát thực tế NHCSXH xây dựng, gây thiếu hụt, bị động trong cân đối và sử dụng vốn hàng năm, giải quyết dứt điểm sự thiếu hụt cấp bù chệnh lệch lãi suất và phí quản lý, tạo sự chủ động trong bố trí vốn cấp bổ sung cho ngân hàng theo đúng quy định của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ.
Kết Luận
NHCSXH là một tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong hơn 10 năm qua NHCSXH đã bám sát mục tiêu, chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai các chƣơng trình tín dụng chính sách, hỗ trợ kịp thời về vốn giúp hộ nghèo và đối tƣợng chính sách sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vƣơn lên thoát nghèo. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động của NHCSXH còn bộc lộ những tồn tại mang tính căn bản, đó là chƣa tạo lập đƣợc nguồn vốn ổn định, cơ cấu vốn chƣa phù hợp với đặc thù tín dụng chính sách lãi suất thấp, thời hạn dài.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn vốn của NHCSXH, luận văn đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Và có những đóng góp sau:
Về lí luận, luận văn đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lí luận cơ bản về cơ chế tạo lập nguồn vốn của Ngân hàng.
Về thực tiễn, trên cơ sở cơ chế chính sách của chính phủ trong lĩnh vực tín dụng chính sách luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn vốn của NHCSXH. Qua đó, đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp NHCSXH tạo lập đƣợc nguồn vốn ổn định, bền vững.
Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi với những hiểu biết và nhận thức nhất định, nên luận văn còn có những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của cơ quan, các đồng nghiệp, để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Hoàng Anh, 2000. Ngân hàng phục vụ đối tƣợng chính sách và các
chƣơng trình kinh tế của Chính phủ - Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ.
Tạp chí Ngân hàng, số 4.
2. Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2011. Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt
Nam - kiểm định và so sánh. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
3. Lê Vinh Danh, 2013. Tiền và hoạt động ngân hàng. Hà Nội: NXB Giao
thông Vận tải.
4. Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê.
5. Nguyễn Hùng Dũng, 2016. Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Kĩ thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế quốc dân.
6. Frederic S. Miskin, 1994. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính. Hà
Nội: NXB KHKT.
7. Hoàng Thị Thúy Hà, 2012. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.
8. Đỗ Thị Khánh Hạ, 2013. Phát triển nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng
TMCP công thương Việt nam. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Đức Hải, 2012. Giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động của Ngân
hàng chính sách xã hội. Luận văn thạc sỹ. Học viện Ngân hàng.
10.Phan Thị Thu Hằng, 2012. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB
Thống kê.
11.Dƣơng Hữu Hạnh, 2012. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Trong Cạnh
Tranh Toàn cầu. Hà Nội: NXB Lao động.
12.Nguyễn Thị Hiền, 2010. Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cƣ - Một
cấu phần quan trọng trong chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn
13.Trần Huy Hoàng, 2013. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.
14.Nguyễn Viết Hồng, 2011. Về việc tách bạch tín dụng chính sách với tín
dụng thƣơng mại trong hoạt động ngân hàng.Tạp chí Ngân hàng, số 3.
15.Minh Khuê, 2011. Để có một ngân hàng chính sách tốt. Thời báo Ngân hàng,
số 67.
16.Nguyễn Thị Mùi, 2008. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà
Nội: Nxb tài chính.
17.Nguyễn Công Mỹ, 2009. Biện pháp huy động tiết kiệm dân cư để đầu tư
phát triển kinh tế ở việt nam (trường hợp nghiên cứu vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ). Luận án tiến sỹ. Viện chiến lƣợc phát triển.
18.Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2007-2015. Báo cáo thường niên. Hà Nội.
19.Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2007-2016. Các bản tin nội bộ, các quyết
định, qui định, thông báo. Hà Nội.
20.Peter S. Rose, 2004. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài
chính.
21.Trần Lan Phƣơng. Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của
Ngân hàng Chính sách Xã hội. Luận án tiến sỹ. Học viện Ngân hàng.
22.Quốc hội, 2014. Luật các tổ chức cho vay. Hà Nội.
23.Quốc hội, 2014. Luật Ngân hàng nhà nước. Hà Nội.
24.Lê Văn Tề, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống
kê.
25.Thongpaseuth Xayalath, 2012. Giải pháp tài chính nhằm xóa đói giảm
nghèo ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Luận án tiến sỹ. Học viện tài chính.
26.Nguyễn Văn Tiến, 2010. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB
Thống kê.
27.Hoàng Nghĩa Tứ, 2012. Giải pháp về vốn có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt
28.Trần Hữu Ý, 2010. Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Học viện Ngân hàng.
PHỤ LỤC SỐ 01
NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI CỦA TỔVIÊN TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
1. Mục đích
Hỗ trợ tổ viên Tổ TK&VV thực hành tiết kiệm và từng bƣớc tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng.
2. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng
a) Đối tượng áp dụng
- Tổ viên thuộc Tổ TK&VV đƣợc thành lập và hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH.
- Ban quản lý Tổ TK&VV.
- Các đơn vị trong hệ thống NHCSXH.
b) Phạm vi áp dụng: Tổ viên thuộc Tổ TK&VV có nhu cầu gửi tiền vào NHCSXH theo hƣớng dẫn tại văn bản này.
3. Tài khoản tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV
a) Mỗi tổ viên Tổ TK&VV gửi tiền tại NHCSXH đƣợc mở và sử dụng một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Gửi tiền mặt thông qua Ban quản lý Tổ TK&VV theo Hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH với Ban quản lý Tổ hoặc trực tiếp gửi tiền mặt tại Điểm giao dịch xã hoặc Trụ sở NHCSXH nơi mở tài khoản tiền gửi.
- Chuyển tiền đến để gửi vào tài khoản tiền gửi.
- Trực tiếp rút tiền mặt tại Điểm giao dịch xã hoặc tại Trụ sở NHCSXH nơi mở tài khoản tiền gửi.
- Đề nghị chuyển khoản thông qua Ban quản lý Tổ TK&VV hoặc trực tiếp chuyển khoản tại Điểm giao dịch xã hoặc tại Trụ sở NHCSXH nơi mở tài khoản tiền gửi để trả nợ, trả lãi tiền vay của mình cho NHCSXH.
- NHCSXH nơi nhận tiền gửi hƣớng dẫn Tổ trƣởng Tổ TK&VV cho tổ viên đăng ký mở tài khoản tiền gửi theo “Danh sách tổ viên đăng ký mở tài khoản tiền gửi”. Danh sách đƣợc lập 02 liên (NHCSXH 01 liên, Tổ trƣởng Tổ TK&VV 1 liên). Mẫu chữ ký trên danh sách phải đảm bảo chính xác là của tổ viên.
- Khi kết nạp bổ sung tổ viên vào Tổ TK&VV thì lập danh sách bổ sung.
- Danh sách đƣợc sử dụng mỗi khi tổ viên rút tiền gửi bằng tiền mặt tại Điểm giao dịch hoặc tại trụ sở NHCSXH. Vì vậy, bản gốc danh sách đƣợc lƣu giữ tại bộ phận Kế toán NHCSXH nơi nhận tiền gửi, đồng thời sao y 01 bản để giao cho Kiểm soát viên của Tổ Giao dịch xã trƣớc mỗi phiên giao dịch và bộ phận Kế toán nhận lại khi kết thúc phiên giao dịch.
4. Lãi suất tiền gửi
a) Tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV đƣợc trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại NHCSXH nơi nhận tiền gửi.
b) Lãi tiền gửi đƣợc tính và trả theo định kỳ hàng tháng.
5. Ủy nhiệm thực hiện một phần nghiệp vụ tiền gửi cho Ban quản lý Tổ TK&VV
a) Nội dung ủy nhiệm