Chiến lƣợc sinh kế là cách thức sinh nhai để ngƣời dân đạt đƣợc mục tiêu của họ. Các hộ gia đình, các cộng đồng thƣờng theo đuổi chiến lƣợc đa sinh kế (nhiều cách sinh sống). Các chiến lƣợc sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thi trƣờng, việc làm trong nền kinh tế và chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Ngƣời dân có thể sử dụng những gì mà họ có thể tiếp cận đƣợc để tồn tại hoặc cải thiện tình hình hiện tại.
Chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân bao gồm những quyết định và lựa chọn của họ về sự đầu tƣ và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế nào với nhau. Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi. Quản lý nhƣ thế nào để bảo tồn đƣợc các nguồn lực sinh kế và thu nhập của họ? Cách ngƣời dân thu thập và phát triển các kiến thức, kĩ năng cần thiết để kiếm sống ? Cách sử dụng thời gian và công sức? Cách họ đối phó với rủi ro....
Kết quả sinh kế mang tính chất là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền vững. Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của ngƣời dân ra sao ? Thu nhập của họ nhƣ thế nào? An ninh lƣơng thực, khả năng ứng biến sinh kế trƣớc những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội. Đây là kết quả của những thay đổi cuối cùng mà ngƣời dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt đƣợc.
Mối quan hệ giữa các loại tài sản trong khung
a, Quan hệ giữa các tài sản
Những tài sản sinh kế nối kết với nhau theo vô số cách để tạo ra kết quả sinh kế có lợi. Hai loại quan hệ quan trọng là:
- Sự tuần tự: Việc sở hữu một loại tài sản giúp ngƣời dân từ đó tạo thêm các loại tài sản khác. Ví dụ ngƣời dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể).
- Sự thay thế: Một loại tài sản có thể thay thế cho những loại tài sản khác không? Sự gia tăng nguồn vốn con ngƣời có đủ đền bù sự thiếu hụt nguồn vốn tài chính không? Nếu có, điều này có thể dựa vào mở rộng lựa chọn cho cung cấp.
b, Mối quan hệ trong khung
- Tài sản và hoản cảnh dễ bị tổn thƣơng: Tài sản có thể vừa bị phá huỷ vừa đƣợc tạo ra thông qua các biến động của hoàn cảnh.
- Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chính sách và sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có ảnh hƣởng sâu sắc đến khả năng tiếp cận tài sản.
- Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tƣ xây dựng CSHT cơ bản (nguồn vốn hữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con ngƣời) hoặc sự tồn tại của những thể chế địa phƣơng làm mạnh lên nguồn vốn xã hội.
- Xác định cách tiếp cận tài sản: Quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnh cách tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến.
- Ảnh hƣởng tỉ lệ tích luỹ tài sản: Chính sách thuế ảnh hƣởng đến doanh thu của những chiến lƣợc sinh kế.
Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân và những nhóm cũng ảnh hƣởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế. Nói chung, tài sản càng đƣợc cung ứng cho ngƣời dân thì họ sẽ sử
dụng càng nhiều. Vì vậy một cách để đạt đƣợc sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho ngƣời dân xây dựng những tài sản của họ.
Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh hƣớng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lƣợc để đảm bảo sinh kế của họ.
Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng ngƣời dân thoát nghèo phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau cần để đạt đƣợc những kết quả sinh kế khác nhau.