Thực trạng hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình sau thu hồi đất tại xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình (Trang 52 - 56)

2.2. Phân tích hoạt động hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất

2.2.3 Thực trạng hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình sau thu hồi đất tại xã

xã Ninh Phúc

2.2.3.1 Đền bù và hỗ trợ cho hộ nông dân

Tiền đền bù và cách sử dụng tiền đền bù của hộ

Nguồn lực đầu tiên phải kể đến của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất là khoản tiền đền bù. Số tiền này rất lớn so với thu nhập trong năm trƣớc của hộ nhất là những hộ bị mất nhiều đất. Số tiền đền bù bao gồm tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ học nghề, tiền hỗ trợ ổn định đời sống. Nhận tiền đền bù sau khi bị thu hồi đất đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên. Hộ có thêm tiền để sử dụng vào việc gửi tiết kiệm hay chi tiêu.

Số tiền đền bù bình quân 1 hộ đƣợc nhận là 188,122 triệu đồng, hộ nhiều nhất nhận đƣợc 240 triệu đồng, hộ thấp nhất nhận đƣợc 120.8 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ thậm chí rất lớn với một hộ nông dân khi mà sản xuất nông nghiệp khi chƣa mất đất trong một năm chỉ đạt xấp xỉ 10 triệu đồng. Kết quả ở bảng và biểu đồ cho thấy việc sử dụng tiền đền bù của hộ dân chƣa đa dạng. Họ rất ít đầu tƣ cho sản xuất hay mua sắm, xây dựng nhà cửa mà phần lớn họ gửi tiết kiệm nhằm giữ vốn và thu tiền lãi.

Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Chung Số hộ SL (tr.đ) CC (%) Số hộ SL (tr.đ) CC (%) Số hộ SL (tr.đ) CC (%) 1. Tổng số tiền đền bù - 19.050 100 - 7.013 100 - 26.063 100 2. Mục đích sử dụng

- Gửi tiết kiệm 25 13.102,8 66,78 15 4.890 69,73 40 17.993 67,57 - Chi cho học tập 16 3.048 16,00 12 1.519 21,66 28 4.567,1 17,50 - Xây nhà/sửa nhà 2 1.432,5 7,52 0 0 0,00 2 1.432,5 5,52 - Chữa bệnh 9 996,3 5,23 6 240 3,43 15 1.236,8 4,76 - Đầu tƣ làm nghề 2 561,9 2,95 0 0 0,00 2 561,9 2,16 - Đầu tƣ KD 2 280 1,47 2 74 1,06 4 354,3 1,36 - Chi khác 7 120 0,63 6 103 1,48 13 223,8 0,86

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Có đến 40/41 hộ điều tra gửi tiết kiệm, số tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 67.57% tổng số tiền đền bù. Ở nhóm tuổi chủ hộ trên 50 tuổi thì có đến 79.19% tổng số tiền đền bù đƣợc gửi tiết kiệm, còn lại họ dành cho chữa bệnh hoặc có hộ đầu tƣ làm nghề. Gửi tiết kiệm là hình thức sinh lời an toàn nhất nhƣng cũng kém hiệu quả. Kém hiệu quả chính bởi nó an toàn, lợi nhuận mang lại không cao và quan trọng nhất ở đây là các hộ kém năng động luôn sợ rủi ro, không dám đầu tƣ quay vòng vốn. Hộ gửi cao nhất là 140 triệu đồng, hộ gửi thấp nhất là 50 triệu đồng nhƣng bình quân 1 hộ là trên 80 triệu đồng. Đứng thứ hai trong việc sử dụng tiền đền bù của hộ là chi cho việc học tập của con cái. Có 28 hộ sử dụng tiền đền bù để nuôi con ăn học và số tiền chi cho học tập chiếm đến 17.50% tổng số tiền đền bù. Ở nhóm hộ mà tuổi chủ hộ dƣới 50 tuổi thì việc chi cho học tập nhiều hơn, chiếm đến 22.35% tổng số tiền đền bù. Đây là đầu tƣ nhằm tìm kiếm sinh kế bền vững cho con cái họ sau này. Chỉ có vài hộ sử dụng tiền đền bù để

cho việc học nghề mới.

Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra Chỉ tiêu Chủ hộ dƣới 50 tuổi Chủ hộ trên 50 tuổi

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 1. Tổng số tiền đền bù 17.172 100.00 8.802 100.00

2. Mục đích sử dụng

- Gửi tiết kiệm 10.579,8 61.61 6.970,45 79.19

- Chi cho học tập 3.838 22.35 707,7 8.04 - Xây nhà/sửa nhà 1.433,8 8.35 - - - Chữa bệnh 745,3 4.34 490,2 5.57 - Đầu tƣ làm nghề - - 562,4 6.39 - Đầu tƣ KD 353,7 2.06 - - - Chi khác 39,4 0.23 183,96 2.09

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Phân tích sự lựa chọn của các hộ trong việc sử dụng tiền đền bù cho thấy đây chính là hình thức chuyển đổi vốn tài chính thành các dạng vốn khác: thành nhà cửa, thành đồ dùng… Đối với các hộ nuôi con ăn học đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn thì số tiền đền bù đƣợc coi là nguồn tài chính lớn chi trả cho chi phí giáo dục. Đối với các hộ tuổi cao thì đây là nguồn tài chính để chữa bệnh và gửi tiết kiệm phòng thân. Nhƣng nhìn chung phƣơng thức sử dụng tiền đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN của hộ chƣa thể hiện xu hƣớng tích cực, đa số chƣa đảm bảo cho một sinh kế bền vững khi không còn đất hoặc còn ít đất để sản xuất nông nghiệp.

2.2.3.2 Hỗ trợ vay vốn

Kết quả điều tra về tình hình vay vốn của các hộ cho thấy có tổng số 15 hộ vay vốn, chiếm 25% tổng số hộ điều tra, trong đó có 6 hộ nhóm I, 4 hộ nhóm II và 5 hộ nhóm III. Lƣợng vay nhiều nhất tính trong cả 3 nhóm hộ là 30 triệu đồng. Nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng Chính sách xã hội. Có hộ

vừa vay Ngân hàng vừa vay anh em họ hàng. Các hộ vay vốn đều là những gia đình có con đang theo học đại học đƣợc vay vốn với lãi suất thấp. Đây là sự đầu tƣ vốn nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài cho con cái trong tƣơng lai. Trong số 15 hộ vay vốn chỉ có 1 hộ vay để phát triển xƣởng mộc của gia đình.

Bảng 2.9: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Số hộ vay hộ 6 23.08 4 26.67 5 26.32 15 25.00 2. Lƣợng vay BQ/hộ vay tr.đ 11.33 - 10 - 17.6 - 13.07 - - Lƣợng vay nhiều nhất tr.đ 16 - 12 - 30 - 19.33 - - Lƣợng vay ít nhất tr.đ 8 - 8 - 12 - 9.33 - 3. Nguồn vay - Ngân hàng hộ 6 - 4 - 5 - 15 - - Anh em hộ - - - - 1 - 1 - 4. Mục đích vay

- Cho con cái học tập hộ 6 100.00 4 100.00 4 - 14 93.33

- Phát triển ngành nghề hộ - - - - 1 - 1 6.67

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra.

Những hộ này vẫn có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới. Nhìn chung, tình hình vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay của các hộ điều tra chƣa đa dạng, chƣa phục vụ nhiều cho chiến lƣợc sinh kế sau khi bị thu hồi đất.

Nhƣ vậy trƣớc và sau khi thu hồi đất cũng có sự chuyển dịch nguồn lực tài chính. Số tiền gửi tiết kiệm của hộ tăng lên nhiều do nhận đƣợc tiền đền bù đất hầu hết các hộ đã gửi tiết kiệm. Thu nhập cũng có sự chuyển dịch lớn giữa các nguồn thu nhƣng chủ yếu là chuyển dịch giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ làm thuê. Sau khi mất đất có hộ không tìm sinh kế mới mà lựa chọn cách đầu tƣ theo chiều sâu vào sinh kế cũ của gia đình mình nhƣ đầu tƣ mở rộng ngành nghề, mở rộng việc kinh doanh…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)