2.1 Tình hình thu hồi đất ở Ninh Bình và tác động của thu hồi đất tớ
2.1.3. Đặc điểm về xã hội (cơ sở hạ tầng xã hội) của tỉnh Ninh Bình
2.1.3.1.Giáo dục đào tạo
Do có sự chỉ đạo của Đảng uỷ, các cấp chính quyền và nhận thức của nhân dân nên có bƣớc chuyển biến tích cực, triển khai sâu rộng phong trào xây dựng xã hội học tập và đặc biệt công tác phổ cập giáo dục bậc trung học và công tác đào tạo nghề đạt đƣợc nhiều tiến bộ.
Tỷ lệ các em học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học của tỉnh thi đỗ Đại học vào loại cao trên cả nƣớc, xếp thứ 11/64 tỉnh thành. Đứng thứ 3 trong toàn quốc về số trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt 77,9%, xếp thứ 15 trong cả nƣớc về đạt chuẩn phổ thông trung học cơ sở và thứ 16 về phổ thông trung học.
Đến nay, toàn tỉnh có 44 trƣờng mầm non (đạt 29,3%), 151 trƣờng tiểu học (đạt 98,7%), 47 trƣờng trung học cơ sở (đạt 32,6%) và 1 trƣờng PTTH đạt chuẩn quốc gia. Tuy chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra nhƣng kết quả này cũng khẳng định thành tựu khá quan trọng của ngành.
Cơ sở trƣờng học các cấp, phòng thí nghiệm và nhà giáo viên cùng với thƣ viện đƣợc xây dựng và nâng cấp rõ rệt, đáp ứng đƣợc từng bƣớc yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Bƣớc đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy.
Bên cạnh đó, trƣờng Đại học Hoa Lƣ đã đi vào hoạt động, các cơ sở dạy nghề có chất lƣợng đang hoạt động hiệu quả nhƣ trƣờng Cao đẳng dạy nghề Lilama, trƣờng Cao đẳng dạy nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hệ thống trung tâm dạy nghề và truyền nghề tại làng nghề.
2.1.3.2.Công tác y tế
Có nhiều tiến bộ trên cả hai lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Với phƣơng châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng nên trong nhiều năm qua trong tỉnh không xảy ra dịch bệnh lớn. Công tác khám chữa bệnh đƣợc quan tâm, tinh thần thái độ phục vụ ngƣời bệnh của đội ngũ y bác sỹ đƣợc nâng lên. Cơ sở vật chất, hệ thống y tế đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng nhƣ: bệnh viên đa khoa tỉnh với quy mô 700 giƣờng đang đƣợc đẩy nhanh tiến độ; các trung tâm y tế tuyến huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng mới đã đƣa vào sử dụng góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh
Hiện tại 100% xã, phƣờng, thị trấn có trạm y tế với gần 54,4% trong số đó có bác sỹ và trên 65% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Tổng số cán bộ y tế là 2.014 ngƣời, đạt khoảng 21,8 ngƣời/1 vạn dân và xấp xỉ 7 bác sỹ/1 vạn dân.
Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và công tác chăm sóc trẻ em đƣợc triển khai có hiệu quả. 100% trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc khám chữa bệnh miễn phí. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh duỡng giảm hàng năm từ 1 đến 2% trong thời gian vừa qua, đến năm 2013 còn 19,6%.
2.1.3.3. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình
a) Dân số
Theo thống kê năm 2013, dân số là 936.262 ngƣời, chiếm trên 5% dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số trên 674 ngƣời/km2, thấp hơn mật độ trung bình của vùng. Độ tuổi trung bình của dân số tỉnh tƣơng đƣơng với độ tuổi trung bình của cả nƣớc và đang nằm trong "thời kỳ dân số vàng".
Bảng 2.3: Thực trạng phát triển dân số của tỉnh Ninh Bình đến năm 2013
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2013 Tốc độ tăng TB (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) 2005-2010 2011-2013 1. Dân số trung bình 890.625 100 936.262 100 0,81 0,72 2. Phân theo giới tính
- Nam - Nữ 435.152 455.473 48,9 51,1 448.002 488260 47,9 52,1 0,74 0,87 0,42 1,0 3. Phân theo khu vực
- Thành thị - Nông thôn 117.497 773.128 13,2 86,8 157874 778388 16,9 83,1 8,06 -0,07 4,3 0,1
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình
Giai đoạn 2011 - 2013, tốc độ tăng dân số thấp hơn thời kỳ trƣớc, đạt xấp xỉ 0,72%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ hơn 1% và trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.000 ngƣời. Tỷ lệ sinh giảm bình quân khoảng 0,22º/oo/năm trong giai đoạn vừa qua. Dân số đô thị tăng khoảng 4%/năm và nông thôn tăng khoảng 0,1%/năm. Tuy nhiên có thể nhận thấy, cơ cấu dân số ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao, 83,1% năm 2008, trong khi đó cả nƣớc chỉ có 72,1%, từ đây có thể nhận xét rằng, Ninh Bình là tỉnh thuần nông, tuy có nhiều tiềm năng để phát triển nhƣng chƣa khai thác hoặc khai thác không hiệu quả.
Tỷ lệ nam/nữ của tỉnh xấp xỉ đạt 48%/52%, dân số dƣới 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Phân bố dân cƣ theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệch về mật độ dân cƣ giữa các huyện, thị xã, thành phố (thành phố Ninh Bình có mật độ trên 2.276 nghìn ngƣời/1 km2 trong khi Nho Quan chỉ có 326 ngƣời/1 km2).
Theo điều tra dân số, ngƣời dân tộc Kinh chiếm trên 98% tổng dân số, tiếp theo là ngƣời dân tộc Mƣờng chiếm 1,7% và số ít còn lại là các dân tộc khác; tỷ lệ ngƣời theo đạo Thiên chúa giáo khá cao tới 15% tổng dân số, tập trung chủ yếu ở huyện Kim Sơn.
b) Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phát triển khá về cả số lƣợng cùng chất lƣợng và đang ở thời kỳ đầu khá thuận lợi cho tăng trƣởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hiện tại tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 466,8 nghìn ngƣời (năm 2008), trong đó lao động công nghiệp tăng lên 92.700 ngƣời và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ tới trên 30%.
Bảng 2.4: Nguồn nhân lực của Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2013
Chỉ tiêu Đ/vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số Ngh.ng 895,8 901,0 906,0 911,6 915,7 922,6 928,7 936,26 Lao động: Ngh.ng 420 433,0 443,0 449,6 455,2 458,8 463,2 466,8 +CN- XD % 14,1 15,4 16,8 17,3 17,8 22,6 27,9 28,1 +N-L-Tsản % 74,9 72,5 70,4 68,8 68,0 61,7 54,9 54,24 +TM-DL % 11,0 12,1 12,8 13,9 14,2 15,7 17,2 17,66 N/suất lao động Tr.đ (giáSS) 4,95 4,93 5,39 6.27 7,46 8,34 9,49 11,19 +CN, XD - 10,2 8,2 9,4 12,9 18,4 16,8 16,0 20.,7 +N-L-TS - 3,0 3,1 3,2 3,3 3,2 3,6 4,3 4,45 +TM-DL - 11,8 11,6 12,2 12,7 14,2 14,6 15,4 17,12
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình
Cụ thể lao động nông nghiệp là 253,2 nghìn ngƣời (54,24%) tƣơng đƣơng với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng (28,1%) và dịch vụ (17,66%) còn thấp. Tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị trong thời gian qua khá thấp (3,7%). Trong 7 năm
đã giải quyết việc làm gần 100.000 lƣợt ngƣời với mức bình quân mỗi năm giải quyết khoảng 15.000 chỗ làm việc.
Chất lƣợng giáo dục đào tạo tốt, hệ thống các trƣờng đào tạo đa dạng (Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề...) nên chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá là khá so với cả nƣớc cũng nhƣ vùng Đồng bằng sông Hồng. Bình quân 1.000 ngƣời có tới gần 300 ngƣời đi học (là tỷ lệ khá cao so cả nƣớc) trong đó số sinh viên, học sinh học nghề chiếm tỷ lệ lớn.
Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, năng suất lao động thấp và lao động nông nhàn chiếm khá lớn (khoảng 15%) trong năm