- Lưu: TCHCNS.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực a Môi trường bên ngoà
a. Môi trường bên ngoài
• Môi trường kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm
chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
• Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếmnguồn nhân lực. Đồng hời dân số tăng nhanh làm tăng lực lượng lao động hàng năm. Thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến quá trình quản trị nguồn nhân lực vì nó phản ánh nguồn cung cấp lao động trên thị trường và là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập các kế hoạch bổ sung nguồn lực
• Môi trường chính trị và pháp luật chi phối mạng mẽ đến hoạt động quản lý nhân lực. sự ổn định chính trị là tiền đề cho mỗi doanh nghiệp. sự thay đổi của môi trường chính trị cũng có thể có lợi cho mỗi nhóm doanh nghiệp nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của mỗi doanh nghiệp , ràng buộc các doanhnghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động. Bộ luật lao dộng cũng chi phối tất cả các doanh nghiệp.
• Văn hoá - xã hội: Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp... . các quan niệm về đạo đức , các chuẩn mực xã hội các quan niệm về lối sống, thẩm mỹ, các tập quán, tình độ lao động, học vấn , văn hóa, học vấn,văn hóa … cũng phần nào làm cho việc chon nghề nghiệp diễn ra khó khăn hơn. Nhất là trình độ văn hóa. Mức sống xã hội tăng lên làm thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi. Người lao động ngày nay đòi hỏi nhiều hơn thời gian về nghỉ ngơi, đòi hỏi nhiều hơn về cơ hội tham gia các lễ hôi, nghỉ mát. Mặt khác , xu hướng bình đẳng trong lao dộng làm cho lực lượng lao động là nữ tham gia ngày càng nhiều, đòi hỏi công ty phải quan tâm thích đáng trong chính sách lao động là nữ.
• Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao. Sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật đang tăng áp lực cho các doanh nghiệp do đó doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới về kỹ thuật công nghệ tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
• Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động).
• Khách hàng: là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Doanh số là một yếu tố quan trọng đối với sự sống còn củ mỗi doanh nghiệp, sự tồn tại cuảkhách hàng đối với doanh nghiệp cũn sự tồn tại của doanh nghiệp. do đó các cấp quản trị phải đảm bảo rằng nhân viên trong công ty phải sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu của khác hàng. Không có khách hàng tức là không có việc làm, doanh thu quyết định tiền lương và phúc lợi. Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
• Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.