PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.Cơ sở lý luận chung

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công TyTNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Quinn Hà Nội (Trang 29 - 31)

- Lưu: TCHCNS.

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.Cơ sở lý luận chung

1. Cơ sở lý luận chung

Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy vấn đề nhân sự luôn được quan tâm hàng đầu.

Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về nhân lực, trong đó nên hiểu khái niệm nguồn nhân lực tổng quan sau: “ Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.( Theo Liên Hợp Quốc)

Như vậy, ta có thể xem khái niệm nguồn nhân lực trên hai góc độ: - Nguồn nhân lực xã hội: nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

- Nguồn nhân lực doanh nghiệp: Là lực lượng lao động của doanh nghiệp chính là số người có tên trong danh sách của doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương .

Ngày nay, ngoài khái niệm nguồn nhân lực còn xuất hiện khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định ( Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). Giữa nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng là nhóm tinh túy, có chất lượng nhất. Bởi vậy khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường ( yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đó là: có kiến thức: có kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.

Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng nhưng phải đi vào thực chất.

Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tề chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “ nguồn vốn- vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi vậy trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những tổ chức có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công TyTNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Quinn Hà Nội (Trang 29 - 31)