phần Bánh kẹo Hải Hà
3.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
a) Phân tích tình hình doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trải qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành, với chiến lược tiếp tục xây dựng và không ngừng lớn mạnh, tích lũy nhiều hơn những kinh nghiệm trong kinh doanh sản xuất để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín, chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.
Vị thế của công ty:
Từ những thành tích đã đạt được của công ty trong thời gian qua cho phép khẳng định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Về Kẹo chew: HAIHACO giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Trong tương lai gần, các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfectti Van Melle sẽ chưa phải là thách thức lớn nhất đối với HAIHACO. Sản phẩm kẹo chew Hải Hà có mười hai hương vị: nhân dâu, nhân khoai môn, nhân sôcôla, nhân cam….với công suất 20 tấn/ngày. Về Kẹo mềm: HAIHACO là Công
ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm trong nước. Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn được sản xuất trên 2 dây chuyền của Malaysia công suất 6 tấn/ngày và 3 tấn/ngày. Sản phẩm của HAIHACO vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua kém các sản phẩm cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu, Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Sản phẩm Bánh trung thu của HAIHACO được đánh giá cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt có hương vị thơm ngon. Hiện nay, bánh Trung thu Hải Hà cạnh tranh rất mạnh với bánh trung thu của Hữu Nghị và Bibica, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc.
b) Phân tích công việc
Phân tích công việc là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình một cách cụ thể đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó; và nhờ đó người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã tổ chức thực hiện công tác phân tích công việc kể từ khi chính thức thành lập và đi vào hoạt động, hoạt động này được công ty rất chú trọng. Tại Công ty, các phòng ban căn cứ vào tình hình thực tế để có nhu cầu cụ thể theo từng chức danh quản lý, từng chuyên ngành và chuyên môn nghiệp vụ để xác định nhu cầu nhân lực của mình. Xem xét nhu cầu nào có thể giải quyết bằng hoạt động đào tạo, nhu cầu nào phải thực hiện tuyển dụng hay luân chuyển lao động. Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo đang áp dụng chủ yếu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải hà dựa trên thông tin phản hồi cho các yêu cầu, đề xuất chủ quan của đơn vị gửi đến phòng hành chính nhân sự.
Công tác phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thực hiện theo cách thức sau:
- Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc điều hành chỉ đạo phòng nhân sự phối hợp với các phòng ban khác trong công ty thực hiện công tác phân tích công
việc để đảm bảo sự phân công rõ ràng trong nhiệm vu, trách nhiệm và quyền hạn giữa những người lao động làm các công việc khác nhau, để giúp cho người lao động hiểu rõ mình phải thực hiện những nhiệm vụ và trách nhiệm gì?
- Phòng nhân sự sẽ có công văn đề nghị các trưởng phòng - ban khác trong công ty thực hiện công tác phân tích công việc cho tất cả các công việc trong phòng - ban mình. Trong đó có hướng dẫn, tại mỗi công việc cần nêu rõ cho người lao động phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và có những quyền hạn nào? Các trưởng phòng - ban khác chủ yếu bằng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, bằng sự hiểu biết về các công việc, bằng kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực của phòng - ban mình; một phần kết hợp với thông qua hàng ngày làm việc với lao động, trao đổi, thảo luận với họ để bổ sung thông tin về những nhiệm vụ, trách nhiệm cần thực hiện, thực hiện chúng như thế nào, phạm vi quyền hạn ra sao...
- Các trưởng phòng - ban trực tiếp có các văn bản phân tích công việc, cụ thể là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Văn bản này sẽ được bàn giao lại cho phòng nhân sự rồi phòng nhân sực đưa trình Phó Tổng Giám đốc điều hành công ty phê duyệt. Sau khi được thông qua, bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc được gửi tới các phòng - ban và lưu lại tổ chức nhân sự. Mỗi vị trí công việc công ty có bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc riêng. Mỗi bản này lại được chia thành 3 loại đó là Cán bộ quản lý, Nhân viên, Công nhân.
- Những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà bao gồm:
+ Tiêu chuẩn thực hiện công việc: mỗi chức danh công việc tại Công ty đều có các yêu cầu về trình độ, kỹ năng cũng như năng lực khác nhau.
+ Dựa vào chức danh công việc và thực tế thực hiện công việc của người lao động, phòng Hành chính nhân sự sẽ xem xét nhân viên đó còn thiếu những kỹ năng gì để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ hoàn thành tốt công việc.
Căn cứ vào phân tích công việc làm cơ sở cho việc hỗ trợ xác định nhu cầu đào tạo cho công ty, phòng Hành chính – Nhân sự đã sử dụng bản yêu cầu đối với
người thực hiện công việc, có thể tham khảo bản tiêu chuẩn yêu cầu đối với cán bộ phụ trách Kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà như sau:
Bảng 3.2: Bản tiêu chuẩn yêu cầu công việc đối với cán bộ phụ trách Kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
YÊU CẦU CÔNG VIỆC CÁN BỘ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Yêu cầu về trình độ học vấn
Đại học trở lên Kiểm tra trình độ do Ban Giám đốc tổ chức.
2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho công việc
Kiến thức chuyên môn Nắm vững các kiến thức về kỹ thuật, máy móc, các kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất.
Kỹ năng tổng hợp Lập được kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch được giao.
Kỹ năng làm việc Có kỹ năng phối hợp, trao đổi công việc với các thành viên trong nhóm/tổ.
Kỹ năng hỗ trợ Hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết.
3. Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc
Tối thiểu có 02 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực kỹ thuật.
4. Các yêu cầu khác: Trình độ ngoại ngữ, các phẩm chất cá nhân,…
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao trong công việc.
- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống, khả năng phân tích, xét đoán.
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành Chính)
Nhìn vào bản yêu cầu công việc đối với cán bộ phụ trách kỹ thuật của Công ty Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà ta thấy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc mà mỗi nhân sự chịu trách nhiệm Kỹ thuật đảm nhận. Nếu cán bộ công nhân viên có chuyên môn khác, không nằm trong bản yêu cầu công việc thì ta sẽ thấy rõ được nhu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho họ. Công ty cần đào tạo
để bù đắp những kiến thức cần thiết, qua đó cán bộ công nhân viên sẽ có thể thực hiện tốt công việc của mình hơn nữa.
Căn cứ trên thực tế phân tích công việc tại từng vị trí làm việc của CBCNV tại Công ty Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà tiến hành xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho một số vị trí đào tạo chủ chốt. Trong nội dung đề tài tập trung trình bày mô tả công việc tại các vị trí nhân viên trực tiếp, nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật,… đây là những vị trí then chốt trong công ty và cần tiến hành xem xét phân tích để thực hiện đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.
c) Phân tích người lao động
Để phân tích nhân viên nhằm xác định hiệu quả đào tạo, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà sử dụng phương pháp sát hạch đánh giá hiệu quả thành tích, phương pháp này được tổ chức mỗi năm một lần vào mỗi cuối năm.
Từ việc so sánh kết quả thực hiện công việc với tiêu chuẩn thực hiện công việc, cán bộ nhân sự có nhiệm vụ xác định khoảng cách và nguyên nhân dẫn đến khoảng cách. Công tác đánh giá kết quả công việc được thực hiện sẽ là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo.
Để thực hiện khảo sát, Bộ phận phụ trách đào tạo của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà sử dụng khung chương trình các nội dung đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty. Sau đó sẽ đề xuất các môn học và kỹ năng cần có để khảo sát nhân viên xem họ thấy các chương trình đào tạo đó có cần thiết hay không. Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo cùa Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà chủ yếu khảo sát nhân viên các vấn đề sau:
- Liệu đào tạo có giúp nâng cao kiến thức lý thuyết và thực tiễn - Đào tạo có giúp thay đổi khả năng thực hiện công việc
- Đánh giá về chất lượng dạy của các khóa học trong năm qua - Đánh giá về các hoạt động hỗ trợ cho đào tạo
- Thời gian thuận lợi để học (khoảng thời gian nào, trong ngày làm việc hay trong ngày nghỉ).
- Các kĩ năng mà nhân viên thấy cần được đào tạo
Bảng 3.3: Tình hình đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà qua các năm
CHỈ TIÊU
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 1391 100 1298 100 1256 100 1249 100 - Nhu cầu đào tạo 405 29.12 380 29.28 325 25.88 398 31.87 - Số lao động thực tế được đào tạo 185 13.30 156 12.02 167 13.30 220 17.61 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành Chính)
Qua bảng 3.3 ta thấy, nhu cầu đào tạo tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà qua các năm đều có sự biến động. Năm 2014 nhu cầu đào tạo là 405 người chiếm 29.12% tổng số lao động, năm 2015 là 380 người chiếm 29.28% tổng số lao động. Đến năm 2016 nhu cầu đào tạo giảm, chỉ chiếm 25.88% tổng số lao động. Nhưng đến năm 2017 tuy tổng số lao động của Công ty giảm so với các năm trước nhưng nhu cầu và số lao động được đào tạo lại tăng đáng kể, cụ thể là nhu cầu đào tạo chiếm 31.87% và số lao động thực tế được đào tạo là 17.61% tăng 4.31% so với năm 2014. Năm 2017 tổng số lao động có giảm so với năm 2016 là 7 lao động, nhưng có sự tăng nhu cầu đào tạo (tăng 4.31%) là do nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà bao gồm đội ngũ kỹ sư, lao động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và lực lượng công nhân lành nghề đã đủ tiêu chuẩn nâng bậc từ năm 2016. Tuy nhiên, năm 2016 Công ty vẫn còn khá nhiều lao động chưa qua đào tạo nâng bậc bài bản do tính chất công việc. Vì vậy, đến năm 2017 Công ty bắt đầu chú trọng
đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu, với yêu cầu ngày càng cao về tay nghề cũng như trình độ của các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của Công ty.
Điều đó cho thấy người lao động tại Công ty ngày càng nhận thức được vai trò Lãnh của đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc và ban Lãnh đạo Công ty ngày càng chú trọng, quan tâm hơn tới công tác đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty. Số lượng đào tạo thực tế tại Công ty qua các năm đều thấp hơn so với nhu cầu đào tạo, nguyên nhân do việc lập kế hoạch và sắp xếp thời gian đào tạo chưa phù hợp với công việc cũng như điều kiện làm việc của người lao động. Do vậy còn nhiều người lao động có nhu cầu đào tạo chưa tham gia được các khóa đào tạo trong và ngoài Công ty.
3.3.2 Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
3.3.2.1 Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên. Sau khi tham gia học tập thì người lao động phải có trình độ chuyên môn cao hơn, có thêm nhiều kiến thức cũng như kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ và công việc được giao hiệu quả hơn. Không những đội ngũ nhân viên đạt được nhiệm vụ nâng cao năng lực, mà bản thân họ cũng sẽ cảm thấy tự tin, nhiệt huyết và gắn bó với công ty hơn. Đặc biệt, đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên sản xuất trực tiếp cần phải có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất và đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của công việc với trình độ chuyên môn của người lao động, họ phải có trình độ lành nghề cao và có khả năng sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại. Ngoài ra, người lao động phải có được tác phong công nghiệp, thực hiện đúng những quy định của Công ty về bảo hộ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường làm việc, kỹ thuật lao động…
Việc đặt ra mục tiêu cho từng đối tượng đào tạo và áp dụng chúng cho từng loại hình đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện và đánh giá đào tạo hiệu quả
hơn. Bộ phận đào tạo Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã vạch rõ các mục tiêu cần đạt được sau đào tạo như: Trình độ cần đạt được sau đào tạo đó là thành thạo công việc mới của mình; đạt trình độ để thi nâng bậc thợ… Bên cạnh đó, Công ty còn tạo điều kiện để công nhân thi nâng bậc lên bậc 6, bậc 7 ngày càng nhiều nhằm tăng thêm lương để họ ổn định cuộc sống hơn, giúp Công ty có thêm nhiều công nhân lành nghề.
Bảng 3.4: Mục tiêu đào tạo cho các đối tƣợng cần đƣợc đào tạo của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2018 - 2020
Đối tƣợng Các loại hình đào tạo Yêu cầu, mục tiêu đặt ra
Công nhân trực tiếp sản xuất
Đào tạo nâng bậc 100% đạt yêu cầu nâng bậc
Đào tạo mới Nắm vững kiến thức, kỹ năng sau khi được đào tạo.
Đào tạo sử dụng trang thiết bị công nghệ mới.
Nắm vững nguyên lý chuyển động, cấu tạo của máy, sử dụng thành thạo và an toàn máy