Hoàn thiện quá trình xác định phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 106 - 108)

4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ

4.2.4 Hoàn thiện quá trình xác định phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đào tạo, do đó việc lựa chọn phương pháp đào tạo như thế nào là cần phải phù hợp với nhu cầu đào tạo thực tế tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

Tại Công ty thì việc xác định phương pháp đào tạo gắn với việc lập kế hoạch đào tạo, do đó đôi khi phương pháp đào tạo của Công ty theo một chuẩn mực đã có sẵn từ trước, đây có thể là một điều hạn chế cho việc thực hiện công tác đào tạo tại Công ty, vì phương pháp đào tạo cũ, lặp đi lặp lại nhiều lần có thể sẽ là nguyên nhân gây ra nhàm chán cho học viên đi đào tạo. Để mới mẻ trong cách thức đào tạo thì Công ty không nên áp dụng một cách cứng nhắc các phương pháp và hình thức đào tạo đã có ở trong quy chế đào tạo của Công ty. Mà nên linh hoạt áp dụng các phương pháp đào tạo khác mà có hiệu quả.

Mục tiêu:

Tạo động lực học tập cho học viên, làm cho người lao động hứng thu khi tham gia các lớp đào tạo.

Tiết kiệm chi phí đào tạo.

Tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng sẵn có của công ty, tài liệu công nghệ có sẵn của công ty để áp dụng nhiều phương thức đào tạo.

Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng cập nhật, hiện đại.

Yêu cầu giảng viên nội bộ đa dạng hóa các phương thức đào tạo theo hướng nâng cao tính chủ động, năng động, tính độc lập và sáng tạo từ chính các đối tượng được đào tạo, xây dựng các phương pháp đào tạo với trọng tâm là chính các học viên và phù hợp với nội dung, mục đích đào tạo.

Giải pháp mở rộng các hình thức đào tạo tập trung nhằm bồ dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho người lao động nên được xem xét tới. Công ty cần kết hợp các phương pháp đào tạo nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác đào tạo.

Thường xuyên mở các cuộc hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân, tập thể. Các cuộc trao đổi này có thể tiến hành ngay trong doanh nghiệp mình, cũng có thể hợp tác với các công ty khác cùng ngành.

Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi đào tạo ra ngoài nước như cử người ra nước ngoài học tập, thực tập, tham quan các công ty lớn ở một số nước để học hỏi kinh nghiệm quản lý và khoa học kỹ thuật, một phần xem xét kiến thức sản xuất của họ để bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên trong công ty.

Xây dựng quy chế về việc khuyến khích hình thức tự học. Xác định các điều kiện cụ thể để được hưởng hỗ trợ kinh phí, khen thưởng, đề bạt, nâng lương cùng các quy định về trách nhiệm theo dõi, đánh giá và kiểm soát kết quả tự học trong tập thể lao động. Đảm bảo khuyến khích tự học nhưng phải công bằng, minh bạch nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của chương trình này. Tại công ty cần nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận cũng như của nhân viên trong quá trình đào tạo, tự đào tạo để phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp. Bộ phận nhân sự cần có những hướng dẫn và hỗ trợ để giúp nhân viên có thể tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và định vị được cá nhân. Từ đó là xuất phát điểm đúng đắn cho sự phát triển. Công ty cũng cần trang bị cho nhân viên các phương pháp và tiêu chí để họ tự đánh giá được quá trình phát triển của mình. Trong khi đó, về phía nhân viên cần đặt ra yên cầu xây dựng kế hoạch phát triển của cá nhân, của nhóm gắn với trách nhiệm theo dõi và hỗ trợ của người trưởng nhóm.

Để tự học có hiệu quả thì đọc sách nên được khuyến khích . Việc đào tạo kỹ năng đọc cho nhân viên cần được chú trọng. Trong khi đó, việc xây dựng tủ sách,

thư viện sách nội bộ hay hình thức tặng thưởng cho nhân viên bằng sách cũng cần được ưu tiên xem xét. Khi công ty đã khơi dậy được trong nhân viên lòng yêu thích và thói quen đọc sách, nguồn nhân lực sẽ phát triển tự động từng ngày.

Không chỉ quan tâm tới sự học của nhân viên, công ty nên dành sự quan tâm và khích lệ kịp thời tới quá trình học tập và sự tiến bộ của vợ, chồng, con nhân viên trong công ty. Đây vừa là biện pháp tạo động lực hiệu quả giúp gắn kết nhân viên với tổ chức, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của công ty trong việc xây dựng xã hội học tập.

Đào tạo tại công ty nên kết hợp với phân công công tác có tính thử thách, giúp các cá nhân được tôi luyện, trải nghiệm và trưởng thành. Bên cạnh đó, có thể khuyến khích và tạo điều kiên cho các nhân sự này tham gia vào các tổ chức hiệp hội hành nghề ở bên ngoài công ty.

Giảm các khóa đào tạo mang nặng tính lý thuyết, truyền thống. Quan tâm hơn tới các khóa đào đào tạo ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị.

Việc áp dụng nhiều phương pháp sẽ giúp cho các học viên có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau, từ đó có thể đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp và đưa ra các giải pháp thích hợp.

Điều kiện để thực hiện giải pháp:

Đầu tư ngân sách cho các khóa đào tạo, các hội thảo theo hình thức mới một cách hợp lý, có kế hoạch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: máy chiếu, phòng học, phòng hội trường công ty, máy vi tính, hệ thống âm thanh, chiếu sáng được đầu tư…

Ban tổ chức và quản lý đào tạo nguồn nhân lực phải phối hợp làm việc với các phòng ban trong công ty, trưởng các bộ phận, phó giám đốc phụ trách của công ty, ban giám đốc công ty nhằm đem lại hiệu quả cao cho các khóa học mới nói riêng và công tác đào tạo nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)