Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 95)

Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà

3.5.1 Kết quả đạt được

Trong việc phân tích nhu cầu đào tạo, Công ty Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà đã xây dựng được một hệ thống các biểu mẫu tài liệu liên quan như: Bản mô tả công việc, phiếu dánh giá kết quả thực hiện công việc, lưu trữ và cập nhập các thông tin về kiến thức, kinh nghiệm hiện tại của từng nhân viên. Đây sẽ là tài liệu công cụ hữu ích giúp xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty. Bên cạnh đó, việc xác định nhu cầu đào tạo được dựa trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, mục tiêu chiến lược, dự kiến nhu cầu, kế hoạch phát triển nhân lực, trình độ năng lực của người lao động và tổng hợp nhu cầu đào tạo của các đơn vị phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.

Các mục tiêu đào tạo của Hải Hà đều được Công ty xác định từ cuối những năm trước cho thấy được việc quan tâm của Công ty đến công tác xác định mục tiêu đào tạo, các mục tiêu đều đã bước đầu dựa trên phân tích tình hình hoạt động, chiến lược hoạt động, kinh doanh, kỹ năng kiến thức cần được đào tạo của từng bộ phận.

Việc dự trù và quản lý chi phí đào tạo được Công ty thực hiện khá tốt và nghiêm ngặt.

Giảng viên đào tạo đều là những người giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, có thể truyền đạt tốt những kiến thức cho học viên.

Kế hoạch đào tạo được Công ty thực hiện có mục tiêu, đối tượng đào tạo rõ ràng cụ thể, phương pháp đào tạo và nội dung chương trình đào tạo được xây dựng một cách khá đầy đủ, ngân sách đầu tư cho công tác đào tạo tương đối lớn và chi tiết.

Việc đánh giá công tác đào khá phù hợp, chủ yếu dựa trên kết quả học tập của học viên và thông qua đánh giá mức độ hài lòng của học viên về khóa học.

Để đạt được những thành tựu trên, lãnh đạo Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của chất lượng nguồn nên đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty. Thêm vào đó trước tình hình cạnh tranh gay gắt với các đối thủ mạnh như Kinh Đô,… để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ và mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ban lãnh đạo Công ty nhận

thấy rằng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp dẫn đến việc nhu cầu đào tạo tăng cao.

3.5.2 Những hạn chế

Qua quá trình nghiên cứu thực tế và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau ta có thể thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục:

Về khâu xác định nhu cầu đào tạo: theo quy định của Công ty, mỗi đầu

năm các phòng ban phải gửi nhu cầu đào tạo về phòng nhân sự tổng hợp đánh giá nhưng công tác này thường bị lơ là, dẫn đến tình trạng việc xác định nhu cầu chỉ hoàn toàn dựa vào ý kiến chủ quan của bộ phận hành chính nhân sự. Vì vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo còn thiếu chính xác trong việc đào tạo ai, đạo tạo cái gì và đào tạo như thế nào cho phù hợp và mang lại hiều quả trong công việc. Mặc dù công ty đã xây dựng được hệ thống các bản mô tả công việc tuy nhiên về mặt phân tích công việc vẫn chủ yếu dựa vào bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc mà chưa thực sự chú trọng vào bản mô tả công việc. Mặt khác việc xác định nhu cầu chưa có sự khảo sát thăm dò ý kiến thực tế của bản thân người lao động để xác định nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém năng lực về kỹ năng, kiến thức hay khả năng làm việc, hay do chính việc bố trí công việc không phù hợp, hay do động lực làm việc chưa tốt… vì vậy cần phải khảo sát thăm dò ý kiến người lao động để xác định nhu cầu đào tạo cho phù hợp và chính xác hơn.

Về khâu xác định mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo tại Công ty Cổ phần

Bánh kẹo Hải Hà vẫn còn chung chung, chưa sâu sát với mục tiêu cụ thể của từng cá nhân lao động. Công ty đào tạo lao động vẫn chỉ dựa vào mục tiêu mà công ty cần lao động đạt được chứ chưa phải là mục tiêu mà lao động muốn đạt được. Vì vậy hiệu quả đào tạo sẽ không lớn, có thể mục tiêu mà công ty đặt ra không phù hợp với trình độ, mong muốn của lao động.

Về khâu lựa chọn đối tượng đào tạo: Việc lựa chọn đối tượng đào tạo tại

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan đối với người lao động của các cấp quản lý bộ phận, phòng ban và đơn vị trực thuộc.

Chưa có được sự khảo sát rõ ràng xem đối tượng lao động nào thực sự cần đào tạo, vì vậy có sự chênh lệch lớn trong cơ cấu giới tính lao động được đào tạo, lực lượng lao động nữ tuy chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thể nhưng lại có tỷ lệ học viên nữ tương đối ít.

Về khâu xây dựng chương trình đào tạo: Giáo viên giảng dạy chủ yếu là

các cán bộ quản lý từ các phòng ban của Công ty có kinh nghiệm lâu năm, vừa có thể truyền đạt nghiệp vụ và kinh nghiệm cho CBCNV vừa có thể tiết kiệm được chi phí thuê giảng viên bên ngoài song còn yếu về nghiệp vụ sư phạm dẫn tới quá trình truyền đạt kiến thức đến học viên còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do giảng viên kiêm chức chưa có kỹ năng sư phạm tốt nên họat động của họ chủ yếu là tập huấn văn bản nghiệp vụ trong công ty. Vì vậy, không phải cán bộ quản lý nào cũng truyền đạt tốt nghiệp vụ và kinh nghiệm mặc dù trình độ của họ rất giỏi. Còn đối với một vài chương trình đào tạo của Công ty cần sử dụng giảng viên thuê ngoài, họ là những người giỏi cả chuyên môn và kỹ năng sư phạm vì họ được công ty lựa chọn tương đối kỹ, được kiểm định qua nhiều lần tổ chức lớp. Tuy nhiên, nhược điểm của giảng viên thuê ngoài là họ không am hiểu sâu về hoạt động của công ty nên đôi khi bài học mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực tế. Bên cạnh đó, hiện nay cơ sở vật chất dành cho công tác đào tạo vẫn chưa được hoàn thiện.

Về lựa chọn phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo chủ yếu hiện nay

của công ty là kèm cặp tại chỗ. Do đó, vẫn chưa có phòng học và các thiết bị chuyên dụng dành cho đào tạo. Đối với những khóa đào tạo ngắn hạn hay hội thảo chuyên đề mà số lượng thành viên tham dự có hạn thì sẽ được tổ chức tại phòng họp của công ty. Điều này cũng phần nào hạn chế hiệu quả đạt được trong quá trình đào tạo.

Về khâu đánh giá kết quả đào tạo: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà tiến

hành đánh giá kết quả đào tạo chủ yếu dựa vào kết quả thi cuối khóa của học viên và nội dung khóa học. Tác giả nhận thấy công tác đánh giá này chỉ mang tính hình thức, chủ yếu dựa vào kết quả thi của học viên và nội dung đánh giá chất lượng khóa học và chủ yếu chỉ thực hiện ở cấp độ 2. Việc đánh giá kết quả của chương

trình đào tạo chưa khoa học, chưa thực sự rõ ràng do chỉ dựa vào sự đánh giá nhiều khi là chủ quan của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Sau mỗi chương trình đào tạo vẫn còn thiếu hệ thống đánh giá chất lượng đối với học viên, chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá mang tính chất định lượng, đo lường kết quả và những thay đổi của học viên sau đào tạo cũng như hiệu quả làm việc ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của toàn hệ thống để từ đó khuyến khích kịp thời, động viên mọi người tích cực hơn nữa trong học tập cũng như ý thức hơn về trách nhiệm học tập, nhất là đối với số lượng được đào tạo từ nguồn kinh phí của công ty.

Ngoài ra công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà còn có những hạn chế sau:

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa có những định hướng lâu dài cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai. Hệ thống phương tiện, giáo trình, sách vở, chuyên đề,… phục vụ cho công tác đào tạo chưa được Công ty quan tâm và chưa thực sự đầy đủ. Việc phân định trách nhiệm trong công tác đào tạo tại Công ty còn chưa cụ thể và chưa thu hút được toàn bộ CBCNV. Công ty chưa có những chính sách khuyến khích cụ thể đối với CBCNV tự học, tự đào tạo nâng cao tay nghề, cũng như những người tự bồi dưỡng để trở thành giáo viên kiêm chức.

Công tác đào tạo được thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả và đồng đều. Do đặc thù ngành sản xuất phải đảm bảo tính an toàn vì thế công tác đào tạo an toàn được công ty đầu tư đào tạo nhiều hơn nhưng công ty đã quá chú trọng đào tạo an toàn mà ít chú trọng đào tạo các kỹ năng chuyên môn khác như đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phân tích, báo cáo số liệu cho cấp quản lý, mặt khác bộ phận quản lý vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý nên nhu cầu đào tạo ở bộ phận này cần chú trọng nhiều hơn trong thời gian tới.

3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Công ty chưa có kế hoạch xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể. Vì thế công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ không được định hướng lâu dài, từ đó sẽ không tạo được một đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn, tay nghề sâu và ổn định, điều đó sẽ không đem lại hiệu quả cao cho

doanh nghiệp. Hơn nữa cũng vì Công ty không có mục tiêu, chiến lược đào tạo cụ thể nên việc dự trù và xin kinh phí hàng năm ở Tổng công ty cho công tác đào tạo là rất khó, có thể bị từ chối hoặc sẽ bị cắt giảm kinh phí.

Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà không đảm bảo, chưa được nâng cao về kỹ năng đào tạo; thực hiện công tác khảo sát trình độ CBCNV, xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức đào tạo chưa thực sự hiệu quả. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà chỉ sử dụng một số cán bộ chuyên trách thực hiện công tác đào tạo tại phòng Tổ chức hành chính và cán bộ quản lý trực tiếp hỗ trợ vì vậy việc thực hiện công tác đào tạo không tránh khỏi những sai sót. Bên cạnh đó, cũng một phần là do năng lực cán bộ đào tạo chưa thực sự tốt, không thể thực hiện nhiều công việc do phải kiêm nhiệm thêm một số công việc khác nữa. Bộ phận Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà còn nhiều hạn chế trong cách thức tổ chức đào tạo, chưa sáng tạo trong công tác đào tạo.

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà chưa xây dựng được các tiêu chuẩn của công việc để có thể so sánh, đánh giá giữa các phương pháp với nhau để từ đó xem xét, lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhất với công việc của người lao động, phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, công ty còn gặp rất nhiều khó khăn khi giáo viên đào tạo tại chỗ có nghiệp vụ sư phạm chưa thực sự tốt làm ảnh hưởng đến khả năng truyền đạt thông tin đến người học.

KẾTLUẬNCHƢƠNG3

Chương 3 tập trung làm rõ tình hình chung của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà về quá trình hình thành, phân tích tình hình kinh doanh, đặc điểm lao động, các nguồn lực và máy móc thiết bị và các quy trình đang áp dụng. Trong chương này đi sâu phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đồng thời nêu ra các chính sách mà Công ty đang thực hiện với người lao động; trong đó tập trung phân tích công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty.

Về công tác đào tạo: Công ty có quy chế và chính sách về đào tạo nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện theo quy chế; hầu hết lao động được đào tạo bởi nhà cung cấp sản phẩm của công ty. Bộ phận đào tạo chỉ có 1 cán bộ không đáp ứng được nhu cầu đào tạo của Công ty. Các nội dung đào tạo Công ty tự tổ chức đa phần tập trung vào đào tạo kỹ thuật sửa chữa cho các kỹ thuật viên tại Phòng dịch vụ; Công ty chưa đào tạo kỹ năng và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cho cán bộ và nhân viên trong Công ty.

Như vậy, kết quả phân tích trong chương 3 là cơ sở quan trọng để đề ra được các định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong chương 4.

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI

HÀ ĐẾN NĂM 2020

4.1 Định hƣớng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng được một đội ngũ CBCNV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty hiện tại và trong tương lai, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã có những định hướng sau:

Công ty sẽ thống nhất toàn bộ các hoạt động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo đến quy định các chương trình và hình thức đào tạo, dự toán nguồn kinh phí, phân công trách nhiệm và cách thức tổ chức thực hiện công tác đào tạo…

Tăng số lượt người được đào tạo trên tổng số CBCNV của Công ty. Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của các bộ phận tại các đơn vị trong Công ty.

Thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức cả phần lý thuyết lẫn thực hành cho đội ngũ CBCNV và đặc biệt là nhân viên sản xuất, kỹ thuật. Xây dựng được đội ngũ CBCNV giỏi về chuyên môn liên tục kế tiếp nhau, chất lượng của lao động công nhân kỹ thuật ngày càng được nâng lên, am hiểu cả các lĩnh vực khác liên quan đến ngành nghề, công việc đang làm.

Công ty có thể quản lý có hiệu quả nguồn lao động khác, khai thác phát huy được những tiềm năng của người lao động để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của công ty. Giúp đội ngũ CBCNV phát huy được những năng lực sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động làm lợi cho toàn thể công ty.

Công ty tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những chính sách nhằm khuyến khích và thu hút thêm nhiều lao động giỏi.

Đối với công nhân kỹ thuật

Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng tay nghề và kỹ năng thực hiện công việc, nhanh chóng khắc phục sửa chữa kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Quản lý và vận hành máy móc một cách an toàn, đúng quy cách, không để xảy ra sự cố và tai nạn trong quá trình lao động.

Khơi dậy được động lực cũng như tinh thần hăng say làm việc và có tinh thần trách nhiệm với công việc, với công ty. Họ phải thấy được lợi ích của cá nhân luôn gắn liền với lợi ích của công ty và đạt lợi ích của tập thể lên trên hết.

Luôn luôn không ngừng phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật để thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)