Một số phƣơng pháp đánh giá môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30 - 37)

1.2. MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.2.2. Một số phƣơng pháp đánh giá môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc

nƣớc ngoài

1.2.2.1. Phƣơng pháp dựa trên những chỉ số cơ bản của một số tổ chức toàn cầu

* Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu

Theo số liệu mà WEF đƣa ra, năm 2011, GDP của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, GDP bình quân đầu ngƣời là 1.374 USD. GDP (tính theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP)) của Việt Nam hiện chiếm 0,38% GDP toàn cầu.

Biểu 1.1 : Khoảng cách thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam với trung bình các nƣớc đang phát triển ở châu Á

Việt Nam đƣợc chấm tổng cộng 4,11 điểm, xếp ở hạng 75, tụt 10 bậc so với năm ngoái (vị trí 65). Trong bộ 3 chỉ tiêu đƣợc dùng để chấm điểm, bộ chỉ tiêu thúc đẩy hiệu suất nền kinh tế đƣợc đánh giá cao nhất với 4,02 điểm (đứng hạng 71), trong đó bao gồm các yếu tố về giáo dục và đào tạo đại học (thứ 96), độ hiệu quả của thị trƣờng hàng hóa (91), độ hiệu quả của thị trƣờng lao động (51), mức độ phát triển thị trƣờng tài chính (88), mức độ hấp thu công nghệ (98) và quy mô thị trƣờng (32). Trong khi đó ở bộ chỉ tiêu các yếu tố cơ bản (bao gồm các yếu tố về thể chế/tổ chức, cơ sở hạ tầng, môi trƣờng kinh tế vĩ mô, và y tế và giáo dục cơ bản). Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trƣờng kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106. Ở nhóm này, xếp hạng cao nhất dành cho Việt Nam thuộc về tiêu chí chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản, với hạng 64. Xếp hạng chung của Việt Nam ở cả nhóm các yếu tố cơ bản là hạng 91.

Ở bộ tiêu chí còn lại là các yếu tố đổi mới sáng tạo và độ tinh sảo kinh doanh (xếp hạng 90), cụ thể, nhóm yếu tố về đổi mới sáng tạo (thứ 81) và độ tinh sảo kinh doanh (thứ 100).

Trong phần nhận xét chi tiết về Việt Nam, Báo của WEF lƣu ý: "Trong 2 lần xếp hạng gần nhất Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nƣớc có thứ hạng thấp thứ hai trong số 8 thành viên ASEAN đƣợc khảo sát. Quốc gia này đã để mất điểm tại 9 trong tổng số 12 hạng mục trụ cột của Báo cáo. Tất cả các hạng mục trụ cột của Việt Nam đều bị xếp dƣới hạng 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100". Cụ thể hơn, các chuyên gia của WEF cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn mong manh và rất dễ biến động. Việt Nam đã tụt 41 bậc trong bộ tiêu chí về môi trƣờng kinh tế vĩ mô, xuống hạng 106 sau khi đã tăng 20 bậc trong lần xếp hạng trƣớc. Trong năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã ở mức rất cao, Báo cáo nhận định: “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn.”

WEF cho rằng cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do kinh tế tăng trƣởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã đƣợc cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lƣợng đƣờng và cảng

biển bị đánh giá là đáng lo ngại với vị trí lần lƣợt là 120 và 113 trong số 144 nền kinh tế đƣợc khảo sát. Ngoài ra, mức độ tôn trọng đối với bản quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng bị xem là chƣa đầy đủ nên chỉ đƣợc ở các mức xếp hạng 113 và 123. Báo cáo cho rằng các doanh nghiệp tƣ nhân vẫn kém về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm giải trình đặc biệt yếu.

Những điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam đó là thị trƣờng lao động khá hiệu quả (xếp hạng 51), quy mô thị trƣờng lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ giáo dục cơ bản đƣợc đánh giá ở mức thỏa đáng (hạng 64).

Tóm lại, phần nhận xét về Việt Nam, WEF khuyến cáo: "Những thách thức ở phía trƣớc do vậy còn rất nhiều và đòi hỏi những hành động quyết đoán về mặt chính sách để giúp sự tăng trƣởng của nền kinh tế ổn định hơn".

* Báo cáo môi trƣờng thực hiện kinh doanh “Doing Business”

Báo cáo thƣờng niên về môi trƣờng kinh doanh 2014 do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện đã đánh giá 189 quốc gia dựa trên 10 chỉ tiêu, bao gồm: Thành lập doanh nghiệp; Cấp phép xây dựng; Tiếp cận điện năng; Đăng ký tài sản; Vay vốn tín dụng; Bảo vệ nhà đầu tƣ; Nộp thuế; Thƣơng mại quốc tế; Thực thi hợp đồng; Xử lý doanh nghiệp mất khả năng.

Bảng1.1 : Báo cáo môi trƣờng thực hiện kinh doanh Việt Nam“DoingBusiness”

1 Thành lập doanh nghiệp của Việt Nam Xếp hạng thứ 109

2 Giải quyết thủ tục cấp GP/Cấp phép xây dựng Xếp hạng thứ 29

3 Đăng ký quyền sở hữu tài sản Xếp hạng thứ 51

4 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chỉ số bảo vệ nhà đầu tƣ Xếp hạng thứ 157

5 Tiếp cận tín dụng Xếp hạng thứ 42

6 Nộp thuế chỉ số nộp thuế Xếp hạng thứ 149

7 Giao dịch TM qua biên giới xếp Xếp hạng thứ 65

8 Tiếp cận điện chỉ số tiếp cận điện năng Xếp hạng thứ 156

9 Thực hiện hợp đồng Xếp hạng thứ 46

10 Giải thể doanh nghiệp Xếp hạng thứ 149

Theo đó, trong 10 tiêu chí đánh giá, có tới 7 chỉ tiêu Việt Nam bị rớt điểm so với năm 2013; 2 chỉ tiêu tăng là bảo vệ nhà đầu tƣ và thƣơng mại quốc tế. Riêng lĩnh vực nộp thuế, Việt Nam bị tụt 11 bậc, từ xếp hạng 138 trên tổng số 183 quốc gia trong bảng xếp hạng xuống vị trí 149. Những tiêu chí tối quan trọng với doanh nghiệp nhƣ: Tiếp cận điện năng, xử lý doanh nghiệp phá sản là điểm yếu cố hữu tiếp tục đƣợc chỉ ra trong báo cáo năm nay. Việt Nam vẫn lần lƣợt ở các vị trí 156 và vị trí 149.

Riêng lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tƣ của Việt Nam bị xếp hạng thấp nhất trong 10 lĩnh vực khi đứng thứ 157 trong số 189 nƣớc. Ngay lĩnh vực thuế, doanh nghiệp cũng mất tới tổng cộng 872 giờ đồng hồ trong năm để đi đóng thuế, gấp 10 lần so với Singapore. Việc thành lập doanh nghiệp dù đã đƣợc giảm xuống còn 10 thủ tục, nhƣng vẫn cần tới 34 ngày để hoàn tất mọi thủ tục liên quan.

Cũng theo báo cáo, dù đã thực hiện đƣợc 21 cải cách kể từ năm 2005 (nhiều nhất trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng), nhƣng xếp hạng môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam vẫn không có nhiều cải thiện. Bà Wendy Werner, Giám đốc Chƣơng trình Tƣ vấn Môi trƣờng Đầu tƣ khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng của IFC, thành viên Nhóm WB đánh giá, trên thực tế, xếp hạng của Việt Nam năm nay đã cho thấy nhiều cải thiện trong nhiều lĩnh vực. Nhƣng nếu so với các quốc gia lân cận - cũng chính là các đối thủ cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ với Việt Nam, thì những nỗ lực vẫn đang diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn, thậm chí có lĩnh vực Việt Nam tụt hậu rất xa. Cụ thể là, năm nay Việt Nam vẫn xếp hạng thấp, đứng thứ 99 trên tổng số 189 nền kinh tế, cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện thứ bậc.

1.2.2.2. Phƣơng pháp thể chế theo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay còn đƣợc gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) đƣợc đo lƣờng và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên môi trƣờng kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. PCI đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chính thức từ năm 2005. Đến nay, việc đánh giá và xếp hạng về PCI cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong

cả nƣớc và đƣợc tính toán trên cơ sở tổng hợp của 9 chỉ số thành phần. Tất cả các điểm PCI đƣợc chuẩn hóa: Điểm điều hành tốt nhất là 10, kém nhất là 1. Nhƣ vậy PCI có thể xem nhƣ một công cụ để tham khảo giúp cho việc xem xét, rà soát, đánh giá các hoạt động điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh, các chỉ số thành phần bao gồm:

- Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số thành phần này đo lƣờng thời gian và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Chỉ số thành phần này đo lƣờng mức độ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng cho kinh doanh và mức độ ổn định trong sử dụng đất. Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinh doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nƣớc không và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phƣơng. Khía cạnh thứ hai là đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất (ví dụ nhƣ rủi ro từ việc bị thu hồi đất, định giá không đúng, thay đổi hợp đồng thuê đất) cũng nhƣ thời hạn sử dụng đất.

- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chỉ số thành phần này đo lƣờng khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này, tính có thể dự đoán đƣợc của các quy định và chính sách mới, việc các quy định đó có đƣợc đƣa ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trƣớc khi ban hành hay không và mức độ phổ biến của trang web tỉnh.

- Chi phí thời gian và việc thực hiện các quy định của nhà nước

Chỉ số thành phần này đo lƣờng thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng nhƣ mức độ thƣờng xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Nhƣ vậy, chỉ số này đề cập đến hai khía cạnh của chi phí

thời gian: thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra.

- Chi phí không chính thức

Chỉ số thành phần này đo lƣờng mức chi phí không chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Chỉ số thành phần này đo lƣờng tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ƣơng cũng nhƣ trong việc đƣa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân. Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng ở những chính sách đôi khi chƣa rõ ràng của Trung ƣơng theo hƣớng có lợi cho doanh nghiệp.

- Chất lượng đào tạo lao động

Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất lƣợng những hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phƣơng cũng nhƣ tìm kiếm việc làm cho lao động địa phƣơng.

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Chỉ số thành phần này đo lƣờng chất lƣợng và tính hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khu vực tƣ nhân, việc cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh, v.v... Chỉ số thành phần này nhằm đánh giá nỗ lực của chính quyền địa phƣơng trong việc trợ giúp các doanh nghiệp.

- Thiết chế pháp lý

Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh nghiệp tƣ nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phƣơng, việc doanh nghiệp có xem các thiết chế tại địa phƣơng này nhƣ là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phƣơng hay không.

- Chỉ số về cơ sở hạ tầng

cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ, đo lƣờng chất lƣợng và khả năng đáp ứng của khu công nghiệp địa phƣơng; Đƣờng giao thông và đánh giá độ bao phủ đƣờng tại các tỉnh thành ở Việt Nam; Các dịch vụ công ích, đo lƣờng chi phí và độ tin cậy của dịch vụ năng lƣợng và viễn thông tại địa phƣơng; tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông.

Nhƣ vậy PCI có thể xem nhƣ một công cụ để tham khảo giúp cho việc xem xét, rà soát, đánh giá các hoạt động điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh, 9 chỉ số thành phần tƣơng ứng với trọng số 100% đƣợc chia nhƣ sau :

Bảng 1.2 : Trọng số của các chỉ số thành phần

TT Chỉ số thành phần Trọng số

1 Chi phí gia nhập thị trƣờng 10%

2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 5%

3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 20%

4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nƣớc 15%

5 Chi phí không chính thức 10%

6 Tính năng động và tiên phong 10%

7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5%

8 Đào tạo lao động 20%

9 Thiết chế pháp lý 5%

[nguồn : www.pcivietnam.org]

PCI là một nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách của địa phƣơng đối với khu vực KTTN chủ yếu dựa trên những cảm nhận của chính các doanh nghiệp đƣợc điều tra. Nhƣ ý kiến của các nhà nghiên cứu, chỉ số PCI không chỉ nhằm xếp hạng thứ tự các tỉnh, thành, mà tìm ra “nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia, một số tỉnh lại vƣợt trội hơn những tỉnh khác về tốc độ tăng trƣởng kinh tế và sự phát triển năng động của khu vực KTTN”.

Ý nghĩa của chỉ số PCI được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Chỉ số PCI đo lƣờng chất lƣợng điều hành chứ không phải mức độ phát triển kinh tế địa phƣơng. Chỉ số PCI cho phép so sánh các tỉnh, thành ở các mức độ khác nhau một cách tƣơng đối bình đẳng.

Chỉ số PCI đo lƣờng chất lƣợng thực tế điều hành kinh tế của địa phƣơng thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh chứ không phải dựa vào các kế hoạch, chính sách hay dự định của tỉnh.

Chỉ số PCI đo lƣờng những chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phƣơng, qua đó thúc đẩy đƣợc các địa phƣơng thực hiện tốt hơn; Giúp Chính phủ giám sát, đánh giá đƣợc việc thực hiện các chính sách trên thực tế.

Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chỉ số PCI nhƣng chỉ số này đƣợc công nhận rộng rãi là công cụ có vai trò giúp:

Đối với địa phƣơng: chỉ số PCI giúp hệ thống chính trị, chính quyền nhận ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác điều hành kinh tế, tạo áp lực thúc đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt của các tỉnh để tham khảo, học hỏi; tạo động lực cho thu hút đầu tƣ , phát triển doanh nghiệp ; xem xét đánh giá chất lƣơ ̣ng quản lý điều hành của các cơ quan nhà nƣớc , công tác cải cách hành chính, chất lƣơ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ nhằm xây dƣ̣ng nền công vu ̣ và đô ̣i ngũ cán bô ̣ đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ có đƣợc môi trƣờng kinh doanh, đầu tƣ thuận lợi thông qua cải cách của địa phƣơng, đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không có nhiều thông tin về các địa phƣơng sẽ tham khảo PCI trƣớc khi quyết định đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)