2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.3. Kết quả thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Theo đánh giá của Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về chỉ số năng lực cạnh tranh về thu hút đầu tƣ cấp tỉnh, chỉ số của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây luôn ở mức cao. Lƣợng vốn FDI vào tỉnh ngày càng gia tăng cùng với số lƣợng các nhà đầu tƣ. Điều đó cho thấy, qua hơn 10 năm phát triển Vĩnh Phúc đã và đang có những chiến lƣợc đúng đắn trong thu hút đầu tƣ nói chung và trong thu hút FDI nói riêng.
Nhƣ vậy, đến tháng 6 /2013, trên địa bàn tỉnh có 634 dự án thực hiện thủ tục đầu tƣ qua Ban còn hiệu lực, gồm 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ 2.455,90 triệu USD và 517 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ 25.534,09 tỷ đồng. Trong đó:
Bảng 2.1: Cơ cấu dự án và đầu tƣ trong KCN và ngoài KCN 2013
Đầu tƣ Dự án FDI Dự án FDI
Số dự án Vốn đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ
Trong KCN là 118 dự án 83 2.024,89 triệu USD 35 3.8.8,14 tỷ đồng Ngoài KCN 516 dự án 34 431,02 triệu USD 482 21.725,95 tỷ đồng
[Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh]
2.1.3.1. Thu hút đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực
Nhƣ phân tích tại mục 2.1.2., sự tăng trƣởng của công nghiệp Vĩnh Phúc những năm qua có đóng góp rất lớn của hai doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, đóng góp khoảng 80% vào GDP của tỉnh.
Ðây là các doanh nghiệp lớn và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng, vì vậy đó là cơ sở tốt để phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, hiện nay hai doanh nghiệp này chủ yếu là hoạt động lắp ráp từ các thiết bị, phụ tùng nhập khẩu nên tỷ lệ nội địa hóa một số sản phẩm chính không cao do có ít nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn với cam kết sau mƣời năm đƣợc cấp phép sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm từ 30-40%, nhƣng cho đến nay hầu hết chỉ đạt 2-10%, riêng ngành công nghiệp ô-tô, mức nội địa hóa không quá 6%. Theo khảo sát của Ban Quản lý Khu công nghiệp Vĩnh Phúc, Công ty Honda Việt Nam hiện có khoảng 500 nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ trong đó có hơn 400 doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, đến nay, Vĩnh Phúc mới chỉ có hơn 40 doanh nghiệp phụ trợ. Nguyên nhân do ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam nói chung chƣa đƣợc quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia đầu tƣ và những năm qua, Vĩnh Phúc cũng chƣa có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ.
Dòng vốn FDI vào Vĩnh Phúc phân bố không đều, tập trung nhiều vào các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lắp ráp và chế tạo. Nhìn chung FDI trong những năm gần đây có sự dịch chuyển từ các ngành công nghiệp sang các ngành bất động sản, thƣơng mại và dịch vụ cần nhiều lao động.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành theo dự án FDI và DDI 2013
Lĩnh vực đầu tƣ Dự án FDI Dự án FDI
Số dự án Vốn đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ
Công nghiệp 97 1.970,4triệu USD 192 11.147,2 tỷ đồng
Thƣơng mại dịch vụ 17 406,47 triệu USD 298 8.780,3 tỷ đồng
Nông nghiệp 3 79 triệu USD 11 318,4 tỷ đồng
Giáo dục và đào tạo 16 5.261,4 tỷ đồng
[Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh]
Các dự án đầu tƣ FDI tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất: lắp ráp ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, phanh ô tô, xe máy; may mặc, đồ nhựa, điện tử và xây dựng hạ tầng KCN.Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chƣa thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.1.3.2. Thu hút đầu tƣ theo hình thức đầu tƣ
Phần lớn các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài. Điều này đặt ra yêu cầu là Vĩnh Phúc cần cải thiện môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hình thức này phát triển; đồng thời phát huy nội lực, trình độ đối tác Việt Nam để thu hút FDI vào các hình thức khác.
Trong tổng số 117 dự án, có 102 dự án đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, với tổng vốn đầu tƣ: 1.668,83 triệu USD; đầu tƣ theo hình thức Công ty liên doanh: 12 dự án, với tổng vốn đầu tƣ: 558,12 triệu USD; theo hình thức Công ty cổ phần: 03 dự án, với tổng vốn đầu tƣ: 185,9 triệu USD.
2.1.3.3. Thu hút đầu tƣ theo địa bàn đầu tƣ
Các công ty nƣớc ngoài chủ yếu chỉ tập trung đầu tƣ ở những địa bàn lớn, những nơi có kết cấu hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản và có trình độ. Còn ở những vùng sâu, vùng xa của tỉnh, thì hầu nhƣ vốn FDI vẫn chƣa tới nơi. Điều này càng tạo ra khoảng cách phát triển giữa các vùng.
Địa bàn tập trung nhiều dự án đầu tƣ nhất là thành phố Vĩnh Yên với 60 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký: 399,7 triệu USD; thứ hai là huyện Bình Xuyên với 46 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký: 1.378,0 triệu USD. Hai địa bàn này thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ do đã xây dựng đƣợc các khu công nghiệp tập trung: KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên, KCN Bá Thiện, KCN Bình Xuyên II, KCN Bá Thiện II. Bên cạnh đó, đây cũng là các địa bàn thuận lợi về môi trƣờng đầu tƣ so với các địa bàn khác nhƣ: khả năng tập trung và cung ứng lao động, khả năng cung ứng các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt: bƣu chính viễn thông, tài chính ngân hàng..., cơ sở hạ tầng đƣờng, điện, cấp thoát nƣớc...Tiếp theo là thị xã Phúc Yên: 05 dự án, trong đó có hai dự án lớn của Công ty Honda và Toyota Việt Nam. Huyện Tam Dƣơng thu hút đƣợc 03 dự án. Huyện Vĩnh Tƣờng thu hút 03 dự án. Huyện Tam Đảo 02 dự án đầu tƣ và huyện Yên Lạc có 01 dự án.
2.1.3.4. Thu hút phân theo đối tác đầu tƣ
Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút đƣợc các dự án đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó chủ yếu là từ các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia...
Bảng2.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 6/2013
TT Nƣớc đầu tƣ số dự án Vốn đầu tƣ
1 Đài Loan 42 1.211,0 triệu USD
2 Hàn Quốc 41 241,18 triệu USD
3 Nhật Bản 18 660,7 triệu USD
4 Trung Quốc 8 36,29 triệu USD
5 Ấn Độ 2 6,2 triệu USD
6 Singapore 2 185,0 triệu USD
7 Malaysia 1 2,5 triệu USD
8 Italia 1 45,0 triệu USD
9 Pháp 1 14,0 triệu USD
10 Đức 1 6,2 triệu USD
[Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh phúc]
Trong khi đó, kết quả thu hút các dự án đến từ các châu lục khác còn khá khiêm tốn, nhất là việc thu hút các dự án đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Hiện mới thu hút đƣợc 01 dự án của Italia: 45,0 triệu USD; 01 dự án Pháp: 14,0 triệu USD. Cho đến nay, tỉnh chƣa thu hút đƣợc dự án nào đến từ Australia, châu Mỹ Latinh và Bắc Âu. Số lƣợng dự án thuộc ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, mang tính bền vững và có giá trị gia tăng lớn, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu chƣa nhiều.
Đến hết tháng 6/2013, trên địa bàn tỉnh có 634 dự án thực hiện thủ tục đầu tƣ qua Ban còn hiệu lực, gồm 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ 2.455,90 triệu USD và 517 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ 25.534,09 tỷ đồng.
Tựu chung lại, dòng vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng tổng nguồn vốn và nhu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng. Theo Cơ quan Xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản (Jetro), trong cơ cấu dòng vốn FDI của Nhật Bản vào châu Á, dòng vốn đầu tƣ vào Việt Nam nói riêng ở tất cả các giai đoạn đều chiếm tỷ trọng không lớn: trong giai đoạn thăm dò 1989-1993 chỉ đạt 0,17%; thậm chí trong giai đoạn bùng nổ 1994-1997 cũng chỉ lên tới 2,19%. Con số này giảm
xuống chỉ còn 0,97% trong thời kỳ suy thoái 1998-2002 và trong giai đoạn hiện nay (2003-2012) là 2,48%. Những con số trên nếu so với mức tăng FDI của Nhật Bản vào các quốc gia khác còn rất khiêm tốn. Điều này phần nhiều là do các nhân tố nội sinh của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn thiếu hấp dẫn, chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ từ các quốc gia phát triển, trong đó có các nhà đầu tƣ Nhật Bản.
2.1.4. Tác động của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh phúc