2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí Địa lý
Vĩnh Phúc là thuộc vùng quy hoạch Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc. Theo Niên giám thống kê Tỉnh năm 2010, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1231,76 km2; dân số của tỉnh là 1.008.337 ngƣời, mật độ dân số 819 ngƣời/km2 .
Vĩnh Phúc có vị trị địa lý hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển, có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi; nằm trên quốc lộ số 2, có đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, liền kề với cảng hàng không và sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Đƣờng bộ: Có các tuyến Quốc lộ chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2A ( Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đƣờng cao tốc xuyên Á Cảng Cái Lân - Nội Bài Vĩnh Phúc – Lào Cai – Vân Nam ( Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km;
Tuyến Đƣờng sắt: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội;
Đƣờng thuỷ: Phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, kinh tế; tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc; hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...; Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nƣớc và Quốc tế.
* Địa hình
Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có đủ 3 vùng sinh thái đặc trƣng: đồng bằng, trung du và miền núi. Địa hình đẹp, phong phú.
Vùng đồng bằng diện tích tự nhiên 32.800 ha, là vùng phù sa đƣợc sông Hồng bồi đắp, độ màu mỡ cao, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Vùng trung du diện tích tự nhiên 24.900, là vùng phù sa cổ đƣợc nâng lên, có tầng đất sét pha cát lẫn cuội sỏi với chiều dày lớn, rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây hoa mầu kết hợp với chăn nuôi gia súc. Vùng núi diện tích tự nhiên 65.300 ha, địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh bởi sông suối. Đây vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu du lịch sinh thái, nhƣng cũng gây không ít khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Khí hậu, thời tiết
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3). Lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 - 1.700mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,10C, độ ẩm trung bình là 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Riêng vùng núi Tam Đảo, do ở độ cao 1000m so với mực nƣớc biển nên có khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C ), rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Nhìn chung khí hậu và thời tiết hết sức ổn định, không có thiên tai lớn.
* Thuỷ văn
Vĩnh Phúc có hệ thống sông ngòi rất phong phú. Chế độ thuỷ văn của tỉnh phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Lô và sông Hồng. Bên cạnh đó, hệ thống các sông nhỏ (sông Phan, sông Phó Đáy...), mặc dù có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhƣng chúng có ý nghĩa rất lớn về thuỷ lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mƣơng hiện có cung cấp nƣớc tƣới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng mùa mƣa. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ lớn chứa hàng triệu m3 nƣớc (Đại Lải, Thanh Lanh, Đầm Vạc...) tạo nên nguồn dự trữ nƣớc phong phú, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
* Đất đai, thổ nhưỡng
Vĩnh Phúc là một tỉnh mà vùng trung du có diện tích đất đồi lớn, có đặc tính cơ lý rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Vĩnh Phúc có 3 nhóm đất chính: đất đồng bằng phù sa chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc. Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùn dƣới 1% chiếm 25,6%, từ 1 - 2% chiếm 63% và trên 2% chỉ có 11,4%.
* Tài nguyên rừng
Vĩnh Phúc hiện có khoảng 32.800 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất là 10.800 ha, đất rừng phòng hộ là 6.600 ha và đất rừng đặc dụng 15.400 ha.
Vĩnh Phúc có vƣờn quốc gia Tam Đảo với rất nhiều loại động thực vật quý hiếm, đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên hết sức quý giá của tỉnh. Tuy vậy, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh có xu thế bị thu hẹp do các hành động thiếu ý thức của con ngƣời, kể cả trong khu vực Vƣờn quốc gia.
* Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống sông nhỏ và hàng loạt hồ chứa lớn, dự trữ đƣợc khối lƣợng nƣớc đủ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Nguồn nƣớc ngầm có trữ lƣợng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Hiện có một số điểm đang khai thác với trữ lƣợng 92,45 m3/ngày đêm, trong đó cấp A+B là 18.600 m3/ngày đêm. Nguồn nƣớc phân bố không đều trong năm. Về mùa khô có thời điểm thiếu nƣớc, đặc biệt là các vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Tam Dƣơng).
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng nhƣng qui mô nhỏ trữ lƣợng không cao; đƣợc chia làm 4 nhóm sau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than antraxit, than nâu, than bùn tạo thành những giải hẹp, tập trung ở huyện Lập Thạch. Nhóm khoáng sản kim loại tập trung ở vùng đứt gãy sƣờn Tây Nam dãy Tam Đảo, gồm sắt, Barít dạng tảng lăn, nhóm khoáng sản này nghèo và chƣa đƣợc tìm kiếm, thăm dò chi tiết. Nhóm khoáng sản phi kim loạichủ yếu là cao lanh, phân bố ở Tam Dƣơng, Vĩnh Yên và Lập Thạch với trữ lƣợng khoảng 7 triệu tấn. Nhóm vật liệu xây dựng, gồm các loại sét nhƣ sét gạch ngói (trữ lƣợng 51,8 triệu m3), sét vùng đồi, đặc biệt có sét đồng bằng nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, độ mịn cao, dẻo, rất tốt cho việc sản xuất đồ gốm. Bên cạnh đó còn có các vật liệu xây dựng khác nhƣ cát, cuội, sỏi (4,75 triệu m3), đá xây dựng (307 triệu m3), đá ong (49 triệu m3).
* Tài nguyên sinh vật
Quần thể sinh vật ở Vĩnh Phúc rất phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu trong vƣờn quốc gia Tam Đảo. Về thực vật, chỉ tính riêng trong vƣờn quốc gia này
đã có tới 130 họ, 344 chi và 490 loài thực vật bậc cao. Về công dụng, có thể chia thực vật ở rừng Tam Đảo thành các nhóm: Nhóm gỗ có 83 loài, nhóm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cây ăn quả có 62 loài. Về động vật, rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Lớp lƣỡng cƣ có 19 loài, đặc biệt có loài cá cóc Tam Đảo đã đƣợc đƣa vào sách đỏ những động vật cực kỳ quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài. Lớp chim có 158 loài với nhiều loài quí hiếm (gà lôi trắng, gà tiền). Lớp thú có 58 loài, trong đó nhiều loài có giá trị khoa học cao (Cheo cheo, Voọc má trắng, Voọc mũi hếch).
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số - lao động
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 8/2013 là 1.108,3 ngàn ngƣời. Trong đó: dân số nam chiếm khoảng 49,5%, dân số, nữ chiếm khoảng chiếm 50,5%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14,92‰, năm 2009 là 14,13‰, năm 2010 là 14,1‰Trong 5 năm 2006-2010, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tƣơng đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009 và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nƣớc khoảng 28,1% (tháng 6/2013).
Dự báo dân số: Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lƣu với các tỉnh Tây - Bắc Bắc Bộ,…), trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, ngoài số lƣợng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lƣợng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế – xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2015 là 1.130 ngàn ngƣời, trong đó dân đô thị là 452 ngàn ngƣời, dân nông thôn 687 ngàn ngƣời, tỷ lệ đô thị hoá 40%. Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 694.930 chiếm tỷ lệ trên 70% dân số năm 2009; Trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp
thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Về chất lƣợng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 là 51,2%, năm 2011đạt 54,9%.
Trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo, trong đó có 3 trƣờng Đại học, 7 trƣờng cao đẳng, 13 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề); quy mô đào tạo hơn 37.000 học sinh, hàng năm có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lƣợng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bƣớc vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung; Đặc biệt là cung cấp và đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
* Kết cấu hạ tầng Giao thông
Đƣờng bộ: Có các tuyến Quốc lộ chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2A ( Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đƣờng cao tốc xuyên Á: Cảng Cái Lân - Nội Bài - Vĩnh Phúc – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km.
Tuyến Đƣờng sắt: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội;
Đƣờng thuỷ: Phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô.
Về năng lƣợng:
Trên địa bàn tỉnh có 1 trạm 220KV ở Vĩnh Yên và 5 trạm 110KV ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lập Thạch, Thiện Kế và Vĩnh Tƣờng. Trong phạm vi lõi đô thị Vĩnh Phúc tất cả các trạm điện trên đều có liên quan
- Về cấp nƣớc: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 nhà máy cấp nƣớc phục vụ vùng lõi đô thị với tổng công suất là 47.000 m3/ngày đêm,
- Về thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng: Các tuyến tiêu thoát nƣớc chính, hệ thống xử lý nƣớc thải khu vực lõi đô thị, Nhà máy xử lý rác thải.
Thông tin viễn thông:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại cố định : Viễn thông Vĩnh Phúc , Viễn thông Quân đội (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến). Hệ thống tuyến cáp và công trình đầu mối thông tin, viễn thông.