KINH NGHIỆM VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 44)

nƣớc trên thế giới và bài học vận dụng vào Việt nam.

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới.

Theo báo cáo của IMF, từ năm 1980 đã có 52 nƣớc đang phát triển để xảy ra thất thoát gần hết số vốn của hệ thống ngân hàng nƣớc đó. Hơn 10 nƣớc đang phát triển phải dử dụng tới 10% GDP hàng năm để khôi phục các bê bối ngân hàng. Trong thập niên qua, công việc hàn gắn lại các ngân hàng bị đổ bể tại các nƣớc đang phát triển và các nƣớc đang chuyển đổi nền kinh tế đã ngốn hết gần 250 tỷ USD của các chỉnh phủ.

- Kinh nghiệm xử lý nợ xấu thành công nhất phải kể đến các nền kinh tế Mỹ La Tinh nhƣ: Chile (1981), Mehico (1994) và Arigentina (2001). Các nền kinh tế trên đều gặp khủng hoảng tài chính lớn và Chính phủ các nƣớc đều đứng ra mua lại nợ.

- Tại thị trƣờng Châu Á thời điểm năm 1997 – 1998, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ đã giáng đòn mạnh vào hệ thống tài chính các quốc gia Châu Á, đặc biệt là 1 số nƣớc công nghiệp mới (NICs), các NHTW cũng đƣa ra các nhóm giải pháp để kìm hãm khủng hoảng. Giải pháp ngắn hạn đƣợc nhắc đến là NHTW hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tài chính nhằm bù đắp lƣợng tiền rút ra. Giải pháp này phát huy hiệu quả ở Hàn Quốc và Thái Lan, cùng

với đó, chính phủ Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan đã áp dụng chính sách bảo hiểm toàn bộ đối với bên cho vay và đi vay nhằm tạo niềm tin vào hệ thống, duy trì thanh toán.

Một ví dụ điển hình của thị trường này là kinh nghiệm xử lý nợ tại Hàn Quốc.

Tính đến cuối tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài chính (TCTC) của Hàn Quốc lên tới 118 nghìn tỷ Won (18% tổng dƣ nợ), chiếm tới 27% GDP; trong đó, 50 nghìn tỷ Won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68 nghìn tỷ Won còn lại là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định trong số 118 nghìn tỷ Won nợ xấu, số nợ xấu trị giá 100 nghìn tỷ Won (bao gồm 68 nghìn tỷ Won các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao, một phần các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, và các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu) cần đƣợc xử lý ngay lập tức bằng 2 biện pháp:

(1) Buộc các tổ chức tín dụng phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các khách hàng trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp;

(2) Để Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation- KAMCO) mua lại một nửa các khoản nợ xấu.

Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2002, KAMCO đã thu hồi đƣợc 30,3 nghìn tỷ Won, tƣơng ứng với tỷ lệ thu hồi là 46,8% trên giá trị khoản nợ.

Nhờ sử dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và 3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý khi đƣa KAMCO vào hoạt động và phát triển thị trƣờng thứ cấp cho các khoản nợ xấu, các chứng khoán đƣợc bảo đảm bằng nợ xấu đƣợc tiến hành giao dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tƣ.

1.4.2. Bài học vận dụng vào Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết nợ xấu đã và đang đƣợc xem là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế, ngành ngân hàng. Nhìn vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam, có thể thấy các bƣớc thực hiện đi theo lộ trình tƣơng đối rõ ràng, thể hiện nhƣ sau:

- Thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC) và Công ty mua bán nợ (DATC).

- Sáp nhập hoặc loại bỏ các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém trong hệ thống ngân hàng. Quá trình này đƣợc thực hiện trong các năm 2013-2014 và vẫn đang tiếp diễn. Nhƣ kinh nghiệm của tất cả các nƣớc cần tái cơ cấu hệ thống NHTM, quá trình thu hẹp số lƣợng các tổ chức tài chính và ngân hàng đều diễn ra trong giai đoạn này.

- NHNN yêu cầu các ngân hàng phải khai báo đầy đủ và chặt chẽ các khoản nợ xấu. NHTM buộc phải trích lập dự phòng với các mức quy định cụ thể. Quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam có một nguyên tắc là không sử dụng ngân, đây là điều khác biệt so với các nƣớc khi họ đều phải sử dụng nguồn lực từ Ngân sách hay khoản vay quốc tế.

Có thể nói trọng tâm của thời điểm xử lý nợ là NHNN đã thực hiện thông qua hai biện pháp chính là: yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ xấu nhất và thành lập VAMC để tập trung xử lý các khoản nợ xấu trong hệ thống.

Tổng kết chƣơng 1:

Tại chƣơng 1, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, chất lƣợng tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng của các NHTM. Thêm vào đó, luận văn đƣa ra các kinh nghiệm xử lý quá hạn tại các nƣớc trên thế giới và bài học vận dụng vào Việt nam.

Cơ sở lý luận trình bày ở Chƣơng 1 là nền tảng cho việc xây dựng các phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế nhằm đảm bảo lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng, làm nền tảng cho các NHTM phát triển bền vững.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu. 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho mục đích có thể khác với mục đích nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý.

Phƣơng pháp thu thập này có ƣu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí do dữ liệu thứ cấp đã có sẵn và dữ liệu thứ cấp cũng là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp cũng nhƣ đƣợc sử dụng để xác định tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp. Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của đối tƣợng chứ chƣa thể hiện đƣợc bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong đối tƣợng nghiên cứu. Đồng thời dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã đƣợc công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ.

Thu thập dữ liệu thứ cấp bên trong: Là quá trình tìm kiếm dữ liệu từ các nguồn bên trong ngân hàng Techcombank , dữ liệu có đƣợc thông qua các thông tin đƣợc đăng tải trên website của đơn vị và từ các thông tin cung cấp bởi các phòng ban của đơn vị. Ví dụ nhƣ: Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất, quy trình quản lý các khoản vay, quy trình xử lý các khoản vay quá hạn…

Thu thập dữ liệu thứ cấp bên ngoài: Là quá trình tìm kiếm những

đƣợc từ các chuyên gia kinh tế, các bài viết chuyên sâu của cá nhận, tổ chức chuyên môn đƣợc đăng tải, Ccc số liệu thống kê của Tổng cục thống kê…

2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khi các dữ liệu thứ cấp không đáp ứng đủ để trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu. Khi đó tác giả sẽ thu thập dữ liệu trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, các dữ liệu này là dữ liệu gốc, chƣa đƣợc xử lý.

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là các dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc có độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật, đi sâu vào đối tƣợng nghiên cứu và đáp ứng đƣợc yêu cầu cụ thể của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên cũng mang nhƣợc điểm mấy nhiều thời gian và tốn kém chi phí để thu thập.

2.1.2.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Đây là phƣơng pháp thu thập dữ liệu mà ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn gặp nhau trực tiếp để hỏi và trả lời. Mức độ chính xác của số liệu thu thập phụ thuộc vào kỹ năng đặt câu hỏi một cách khéo léo, sự tinh tế trong việc nêu câu hỏi nhằm theo dõi và kiểm tra đối tƣợng phỏng vấn.

Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài tác giả tiến hành phỏng vấn thƣờng và phỏng vấn chuyên sâu với 4 ngƣời đại diện cho 4 mức độ quản trị khác nhau trong đơn vị nghiên cứu nhằm bổ sung những thông tin đánh giá về thực trạng nợ quá hạnn khách hàng cá nhân tại đơn vị, cụ thể là:

Ban Giám đốc công ty: 01 ngƣời.

Giám đốc mảng khách hàng cá nhân: 01 ngƣời. Trƣởng nhóm khách hàng cá nhân: 01 ngƣời Chuyên viên khách hàng cá nhân: 01 ngƣời.

2.1.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng.

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi đƣợc xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho ngƣời đƣợc hỏi thể hiện đƣợc quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tƣợng nghiên cứu và ngƣời nghiên cứu thu nhận đƣợc các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.

Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng câu hỏi đối với 30 ngƣời là các Giám đốc chi nhánh, Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc mảng khách hàng cá nhân, Trƣởng nhóm khách hàng cá nhân, Chuyên viên khách hàng tài chính cá nhân, đang công tác tại ngân hàng Techcombank Hải Phòng.

Việc điều tra này với mục đích đánh giá về việc tỷ lệ NQH của các khoản vay cá nhân, các nguyên nhân dẫn tới NQH, và trọng số NQH cao nhất rơi vào đặc thù thời hạn khoản vay hay thành phần kinh tế nào.

Bảng 2.1. Mẫu khảo sát nội bộ bằng bảng hỏi

Phần I. Nhận định chung

1. Hiện nay, khách hàng cá nhân thƣờng đƣợc vay theo hình thức nào? ☐ Vay ngắn hạn

☐ Vay trung hạn ☐ Vay dài hạn

2. Các khoản nợ xấu chủ yếu thuộc loại nợ nào?

☐ Nợ nhóm 3

☐ Nợ nhóm 4

☐ Nợ nhóm 5

3. Các khoản vay cá nhân có nợ quá hạn phát sinh chủ yếu dựa vào nguồn thu từ thành phần kinh tế nào?

☐ Doanh nghiệp tƣ nhân ☐ Hộ kinh doanh

Phần II. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tại các ngân hàng

4. Theo anh/chị, tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng cao là do những nhân tố nào tác động? (Đề nghị đánh dấu X vào một ô thích hợp cho từng phát biểu sau)

STT Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Mức độ đồng ý Đồng ý P hâ n vâ n Khôn đồng ý I. Hành lang pháp lý

C4.1 Do thiếu kiểm soát với hoạt động cho vay C4.2 Do các quyết định của bộ tài chính chƣa phù hợp

II. Nền kinh tế vĩ mô

C4.3 Do lạm phát tăng C4.4 Do điều chỉnh tỷ giá

C4.5 Do khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 C4.6 Do chính sách thắt chặt tiền tệ

C4.7 Do nợ xấu đƣợc tích lũy từ nhiều năm trƣớc C4.8 Do tình trạng nợ công ở Châu Âu gia tăng

III. Yếu tố nội tại các ngân hàng

C4.9 Do tiêu cực trong thẩm định tín dụng C4.10 Do ngân hàng lách luật khi thực hiện cho vay

C4.11 Do lãi suất cho vay cao

C4.12 Do phân loại nợ chƣa phù hợp, chƣa trung thực C4.13 Do tăng trƣởng tín dụng nóng

C4.14 Do chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng C4.15 Do năng lực cạnh tranh của ngân hàng

C4.16 Do ngân hàng cho vay nội bộ nên không kiểm định kỹ C4.17 Do thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết khi cho vay

C4.18 Do cho vay để đầu tƣ chứng khoán C4.19 Do cho vay kinh doanh bất động sản C4.20 Do chính sách cho vay lỏng lẻo C4.21 Do cho vay một cách ồ ạt

C4.22 Do thiếu biện pháp quản trị rủi ro

IV. Nguyên nhân từ thị tƣờng tín dụng

C4.23 Sự thiếu minh bạch dẫn đến rủi ro đạo đức C4.24 Các ngân hàng, tổ chức tin dụng che dấu nợ xấu

C4.25 Sự phát triển ồ ạt của hệ thống ngân hàng thƣơng mại

C4.26 Các ngân hàng, tổ chức tín dụng hƣớng tiền vào lĩnh

vực có yếu tố rủi ro cao

C4.27 Sự cạnh tranh của các ngân hàng, công ty tài chính… C4.28 Tâm lý của ngƣời đi vay

V. Nguyên nhân từ các khách hàng cá nhân

C4.29 Kinh doanh kém hiệu quả vẫn đƣợc vay vốn C4.30 Thay đổi lƣơng hay hoạt động kinh doanh C4.33 Ý thức trả nợ kém

Phần III: Thông tin về đối tƣợng khảo sát

5. Vị trí làm việc hiện tại của anh chị là gì? ☐ Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân ☐ Chuyên viên thẩm định tín dụng

☐ Trƣởng phòng tín dụng

☐ Giám đốc

Xin trân trọng cảm ơn!

2.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XỬ LÝ THÔNG TIN

Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin là phƣơng pháp phân chia, đánh giá, nhận xét, làm rõ các thông tin đã thu thập đƣợc từ dữ liệu thứ câp và

dữ liệu sơ cấp. Từ đó tác giả sẽ sàng lọc và lựa chọn những thông tin cần thiết nhất cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê có thể đƣợc hiểu là các phƣơng pháp chắt lọc dữ liệu để rút ra các suy luận logic. Phân tích thống kê lấy con số thống kê làm tƣ liệu, lấy các phƣơng pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Phân tích thống kê nhằm chia tách đối tƣợng nghiên cứu thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự biến động của đối tƣợng cũng đƣợc chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tƣợng. Đồng thời cũng có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tƣợng nghiên cứu.

Đối với đề tài nghiên cứu, phân tích thống kê giúp tác giả đánh giá kết quả điều tra, phỏng vấn cũng nhƣ thống kê các số liệu về tỷ lệ, chất lƣợng và hiệu quả thu hồi NQH các khoản vay cá nhân tại Ngân hàng Techcombank Hải Phòng.

2.2.2. Phƣơng pháp so sánh tổng hợp

Phƣơng pháp so sánh tổng hợp là phƣơng pháp đối chiếu các mặt có chỉ tiêu tƣơng đƣơng của dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc, từ đó đánh giá và tổ hợp các yếu tố riêng rẽ để đƣa ra kết luận trả lời cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

So sánh có thể là giữa các kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc so sánh các chỉ tiêu kinh doanh đƣợc thống kê qua từng năm. Tuy nhiên chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.

Tổng kết chƣơng 2

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc luận văn sử dụng để thực chứng hóa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)