Nguyên nhân hạn chế trong công tác xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 77 - 85)

Căn cứ theo tình hình thu thập thông tin điều tra thực tế tại ngân hàng Techcombank Hải Phòng đã đề cập từ Chƣơng 2, qua hai hình thức:

* Phỏng vấn trực tiếp: 4 ngƣời đại diện cho các cấp lãnh đạo Ban Giám đốc công ty: 01 ngƣời.

Giám đốc mảng khách hàng cá nhân: 01 ngƣời. Trƣởng nhóm khách hàng cá nhân: 01 ngƣời Chuyên viên khách hàng cá nhân: 01 ngƣời.

* Điều tra bảng hỏi: 24 ngƣời bao gồm chuyên viên kinh doanh, chuyên viên hỗ trợ sau bán, chuyên viên quản lý nợ, chuyên viên xử lý nợ AMC tại địa bàn.

Kết quả thu được như sau:

Bảng3.7. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát Tỷ lệ

khảo sát (Phần I)

Mức độ đồng ý (Phần II)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Phần I: Nhận định chung 1.Hình thức vay vốn KHCN Ngắn hạn 20% Trung dài hạn 80% 2.Các khoản nợ xấu chủ yếu ở nhóm nào Nợ nhóm 3 35% Nợ nhóm 4 25% Nợ nhóm 5 40% 3.Các khoản nợ quá hạn từ nguồn thu nào

nhân

Hộ kinh doanh 50%

Từ lương 10%

Phần II: Các

nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng

1.Hành lang pháp lý 10% - -

2.Nền kinh tế vĩ mô 30% - -

3.Yếu tố nội tại của ngân hàng 40% - - 4.Nguyên nhân từ thị trường tín dụng 10% - - 5.Nguyên nhân từ KHCN 10% - -

Kết quả khảo sát thực tế từ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Techcombank, chi nhánh Hải Phòng cho thấy:

Thứ nhất: Trọng số cho vay cá nhân tại chi nhánh thì tỷ lệ cho vay

ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại chỉ tiêu cho vay trung dài hạn chiếm đến 80%. Điều này phản ánh đúng thực trạng cho vay tại địa bàn Hải Phòng là tập trung định hƣớng phát triển sản phẩm cho vay mua nhà (thời hạn vay tối đa lên tới 25 năm) và cho vay mua ô tô (thời hạn cho vay tối đa lên tới 7 năm).

Thứ hai: Trong các khoản nợ xấu loại 3-5, thì tỷ lệ nợ loại 4-5 chiếm tỷ

lệ lớn hơn do chủ yếu là các khoản quá hạn lâu ngày, khó có khả năng thu hồi và chƣa đƣợc xử lý triệt để.

Thứ ba: Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn chủ yếu xảy ra từ phía ngân

hàng và nền kinh tế vĩ mô.

Yếu tố nội tại trong ngân hàng (chiếm khoảng 40%) trƣớc hết xuất phát từ tiêu cực trong quá trình thẩm định, lách luật khi cho vay, cho vay không đúng mục đích hoặc do chính sách tăng trƣởng tín dụng nóng, chính sách cho vay lỏng léo và thiếu biện phápquản trị rủi ro.

Yếu tố từ môi trƣờng vĩ mô (chiếm khoảng 20% đến 30%) cũng chiếm một phần không nhỏ trong công tác cho vay và ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Trong những năm quá, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008, việc điều chỉnh tỷ giá, và lạm phát đã ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nhƣ: xăng dầu, bất động sản, chăn nuôi ... Thu nhập bất ổn của một số ngành nghề trên đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng,

Các nguyên nhân này có thể cụ thể thành 3 nguyên nhân chính: nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. Cụ thể như sau:

3.2.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

Thứ nhất: Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay:

Thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát khoản vay để có thể nắm đƣợc những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không? tài sản bảo đảm có đƣợc quản lý tốt không? để đảm bảo đƣợc khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của Ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, thời gian qua Techcombank Hải Phòng chƣa thực hiện tốt công tác này, nguyên nhân là do:

Cán bộ tín dụng có xu hƣớng ƣu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ tín dụng chƣa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.

Mặc dù Techcombank Hải Phòng đã có quy định rõ về việc kiểm tra, giám sát trong hợp đồng tín dụng nhƣng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của cán bộ tín dụng, vì thế các cán bộ tín dụng đã không thực hiện đầy đủ các quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế lại không kiểm tra tại đơn vị nên dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng

vốn vay sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính, do đó việc kiểm tra, giám sát sẽ không hiệu quả.

Thứ hai: Công tác quản trị và điều hành chậm đổi mới; công tác lập, giao

kế hoạch còn nhiều bất cập; nhiều chƣơng trình, nhiều giải pháp hành động cụ thể đã đƣợc đặt ra, nhƣng triển khai thực hiện khá chậm do thiếu hƣớng dẫn kịp thời, thiếu giám sát chặt chẽ… nên kết quả đạt đƣợc không nhƣ mong muốn.

Thứ ba: Cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập, đã thành lập tổ thu nợ tại địa

bàn Hải Phòng từ giữa năm 2014, tuy nhiên số lƣợng nhân sự mỏng (2 ngƣời), phải phụ trách hỗ trợ các công việc nhắc và thu nợ từ 10 ngày trở lên cho cả 4 chi nhánh đang phát vay tại khu vực Hải Phòng nên chƣa xử lý dứt điểm hết đƣợc các khoản nợ quá hạn một cách triệt để.

3.2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Thứ nhất: Do năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém.

Đa phần các khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhƣng sau khi đầu tƣ phát triển lớn mạnh với nhiều dự án kinh doanh lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trƣởng, thiếu một chiến lƣợc hoạt động lâu dài đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Thứ hai: Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Khách hàng thƣờng vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ chủ yếu từ sản xuất kinh doanh. Nhƣng do khách hàng không đầu tƣ vốn vào sản xuất kinh doanh theo nhƣ phƣơng án vay vốn ban đầu mà đầu tƣ vốn vay vào các lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh nhƣ đầu tƣ vào bất động sản, chứng khoán…

Khách hàng vay vốn ngắn hạn nhƣng lại đầu tƣ vào các dự án trung dài hạn, có thời gian thu hồi vốn dài nên khi đến hạn khách hàng không có khả năng trả dẫn đến nợ quá hạn.

3.2.3.3. Nguyên nhân từ môi trƣờng kinh doanh.

Nguyên nhân từ môi trƣờng kinh tế bên ngoài đƣợc xem là nhóm rủi ro khách quan, gây rủi ro cho hoạt động tín dụng của Techcombank Hải Phòng.

Thứ nhất: Do sự biến động của nền kinh tế trong thời gian qua.

Kinh tế thế giới trong những năm qua vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trƣớc. Lạm phát năm 2012 lên tới 17,83% so với năm 2011, trong khi tăng trƣởng giảm xuống còn 6,75%. Chính phủ Việt Nam đã phải chuyển hƣớng phát triển với phƣơng châm “ƣu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trƣởng hợp lý” đồng thời chủ trƣơng nỗ lực tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế với 3 chƣơng trình:

1. Cơ cấu lại hệ thống tài chính – ngân hàng. 2. Cơ cấu lại đầu tƣ nhất là đầu tƣ công. 3. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc.

Tuy nhiên sự suy giảm mạnh của cầu trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, cùng với sự bất ổn của môi trƣờng kinh doanh đã làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, giảm mức độ hấp dẫn của dòng vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, giảm lòng tin kinh doanh và lòng tin tiêu dùng, dẫn đến tình trạng kinh tế trì trệ, mức tăng trƣởng không nhƣ kỳ vọng ban đầu. Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh giảm dự báo tăng trƣởng cho phù hợp với diễn biến tình hình, song GDP 2012 trên thực tế chỉ tăng 5,03% so với năm 2011, thấp hơn mục tiêu ban đầu là 6-6,5%.

Sự bất ổn và khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc trong thời gian qua đã gây ảnh hƣởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng.

Cụ thể: trong năm 2012, ngân hàng nhà nƣớc có chính sách hạn chế cho vay đầu tƣ bất động sản và áp dụng lãi suất trần huy động với các NHTM để ổn định lại nền kinh tế. Điều này đã làm hoạt động kinh doanh BĐS đột ngột chững lại, giá BĐS giảm mạnh, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh liên quan tới lĩnh vực này giai đoạn đó khó khăn, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng khíên nợ xấu tăng cao. Ngân hàng đồng loạt áp dụng đàm phán lãi suất cho vay từ 18% lên tới 25%, dẫn đến mất lòng tin với khách hàng. Đến thời điểm hiện tại, chính sách trên đã làm ổn định lại thị trƣờng BĐS và các ngân hàng vẫn và đang khắc phục các hậu quả do nợ xấu gây ra.

Thứ hai: Do sự thay đổi môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

Ảnh hƣởng của đợt dịch cúm gia cầm, bệnh dịch đã gây tổn thất nặng nề cho những hộ chăn nuôi, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đối với ngân hàng đặc biệt trong hai năm 2013 và năm 2014. Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hƣởng xấu đến những khách hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi; chế biến và kinh doanh thực phẩm làm cho nợ xấu của Chi nhánh tăng nhanh trong thời gian qua.

Thứ ba: Do sự can thiệp của Chính phủ, chính sách Nhà nước.

Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam trong những năm qua bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngƣợc nhau. Một mặt, phải thắt chặt hơn chính sách tiền tệ để kém lạm phát xuống một con số, giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng nóng; bảo đảm thanh khoản cho cả hệ thống và ngăn chặn đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém; xử lý nợ cao

và ngày một tăng nhanh để tạo điều kiện cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng. Mặt khác, phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, để giảm bớt tình trạng khó khăn tài chính, đình đốn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, bảo đảm tăng trƣởng hợp lý, hạn chế thất nghiệp và khó khăn đời sống của dân cƣ.

NHNN đã huy động nhiều phƣơng tiện, áp dụng nhiều giải pháp để buộc các TCTD một mặt phải nỗ lực bơm vốn cho nền kinh tế với lãi suất ngày càng thấp hơn, mặt khác phải lành mạnh tài chính, tăng trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu, giảm lợi nhuận, tiền thƣởng và các chỉ tiêu khác.

Các quy định về chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, quản lý chặt chẽ việc sản xuất và lƣu thông vàng miếng, và đóng trạng thái vàng (lúc đầu là trƣớc 25/12/2012, sau đó gia hạn đến 30/6/2013) đem lại một số kết quả tích nhất định song đã tạo thêm nhiều khó khăn cho các TCTD. Việc cấm huy động vàng đối với các TCTD có thể làm giảm bớt một số rủi ro tài chính, nhƣng lại làm mất đi một nguồn vốn lãi suất thấp.

Tổng kết Chƣơng 3.

Vấn đề nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn đang là vấn đề thời sự, đòi hỏi sự giải quyết một cách quyết liệt của các cấp lãnh đạo và cán bộ ngân hàng.

Từ kết quả hoạt động của Techcombank Hải Phòng trong giai đoạn 2012- 2016, chƣơng 3 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của Chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng với khách hàng và kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nhìn chung hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt đƣợc kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng hàng năm.

Về thực trạng nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại Hải Phòng, nội dung chƣơng này đã đi sâu phân tích về thực trạng tín dụng về nợ quá hạn, nợ xấu, các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro

tín dụng và thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể về thực trạng nợ quá hạn, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Nhìn chung chất lƣợng tín dụng của Techcombank Hải Phòng chƣa thực sự tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng tăng lên, tỷ lệ chi phí/ thu nhập còn ở mức cao… Đây là những mặt tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 77 - 85)