Những tồn tại chưa giải quyết được tại Ngân hàng Techcombank Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 74 - 77)

đảm bảo an toàn tín dụng để mang lại hiệu quả và phát triển bền vững. Các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và khách hàng.

Thứ tám: Chi nhánh đã cân đối đƣợc nguồn vốn huy động để đắp ứng

nhu cầu cho vay, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh ngày càng cao, nguồn vốn đƣợc sử dụng tối ƣu.

Thứ chín: Techcombank Hải Phòng đã thực hiện phân loại nợ, trích lập

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN.

Techcombank Hải Phòng đã và đang khẳng định là một ngân hàng hoạt động an toàn, sáng tạo, có chất lƣợng dịch vụ cao.

3.2.2. Những tồn tại chưa giải quyết được tại Ngân hàng Techcombank Hải Phòng. Hải Phòng.

Nhƣ đã phân tích ở trên, Techcombank Hải Phòng đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong hoạt động tín dụng nhƣ: tăng trƣởng dƣ nợ, tăng thị phần, chất lƣợng tín dụng từng bƣớc đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng của Chi nhánh còn có những tồn tại cần đƣợc giải quyết kịp thời tránh những tác động không tốt, ảnh hƣởng tới hoạt động của Chi nhánh:

Thứ nhất: Tỷ lệ xấu NPL giảm nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung còn

cao do phát sinh các khoản nợ cảnh báo B2 và chƣa có xu hƣớng giảm trong các năm gần đây mà tập trung chủ yếu vào các đối tƣợng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích (sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất kinh doanh để đầu tƣ vào BĐS.

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chƣa có dấu hiệu giảm nhiều để đạt đƣợc con số kỳ vọng cuối năm đƣợc giao. Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân của chi nhánh Hải Phòng đang ở mức 5.12% (đã bao gồm các khoản nợ thử thách) và 2.17% (chưa bao gồm các khoản nợ thử thách). Theo quy định của ngân hàng nhà

nƣớc, chỉ số nợ quá hạn của các ngân hàng hiện tại sẽ tính theo số liệu đã bao gồm các khoản nợ thử thách là: áp dụng thử thách 3 tháng với các khoản nợ trung dài hạn và 1 tháng đối với khoản ngắn hạn. Vì vậy, số nợ quá hạn từ loại 2 đến loại 5 tƣơng đƣơng gần 17 tỷ nhƣ hiện tại quả là một thử thách không nhỏ đối với ngân hàng.

Thứ hai: Khâu thẩm định cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng

vốn vay của khách hàng chƣa đƣợc thực hiện chặt chẽ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai đúng mục đích, không hiệu quả, còn tồn tại hiện tƣợng vay hộ, vay ké.

Thứ ba: Hiện chuyên viên tín dụng của Techcombank kiêm nhiệm nhiều

công việc nhƣ: cho vay, phát hành thẻ trả lƣơng, thẻ tín dụng, bán bảo hiểm liên kết với ngân hàng và nhắc nợ quá hạn nên hiệu quả chƣa cao. Chi nhánh tổ thu nợ 2 ngƣời phụ trách cho cả khu vực Hải Phòng gồm 4 chi nhánh phát vay và cả mảng cá nhân và doanh nghiệp. Chính lực lƣợng nhân sự tại tổ thu nợ khá mỏng nên hiệu quả thu nợ chƣa cao. Công tác xử lý nợ quá hạn còn

nhiều hạn chế dẫn đến nhiều khoản nợ quá hạn không thu hồi đƣợc, có khả năng mất vốn.

Thứ tư: Chính sách lãi suất cho vay chƣa linh hoạt nên khó cạnh tranh

đƣợc với các ngân hàng khác trong khu vực đặc biết là các ngân hàng quốc doanh. Lãi suất cho vay thƣờng cao hơn các ngân hàng TMCP và ngân hàng quốc doanh khoảng 1.5% đến 2.5%.

Thứ năm: Công tác quản trị và điều hành chậm đổi mới, không theo kịp

những thay đổi về môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt lạc hậu ngày càng xa so với quy mô ngân hàng tăng lên nhanh chóng; nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Techcombank nói chung và Techcombank Hải Phòng nói riêng đã tỏ ra bất cập so với hiện tại càng không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ đổi mới.

Công tác lập, giao kế hoạch còn nhiều bất cập; tuy đã có làm đƣợc một số việc cụ thể, nhƣng chƣa xác lập đƣợc hệ thống đòn bẩy, kích thích hữu hiệu những ngƣời làm giỏi, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Rất nhiều chƣơng trình, nhiều giải pháp hành động cụ thể đã đƣợc đặt ra, nhƣng triển khai thực hiện khá chậm do thiếu hƣớng dẫn kịp thời, thiếu giám sát chặt chẽ… nên kết quả đạt đƣợc không nhƣ mong muốn là tăng trƣởng trung bình 130% đến 150%/năm. Vì vậy, nhịp tăng trƣởng chƣa sự rõ rệt nhƣ các nam từ năm 2008 đến năm 2011, hệ lụy khoảng cách giữa Techcombank Hải Phòng với một số ngân hàng cạnh tranh trực tiếp về một loạt các chỉ tiêu quan trọng bị thu hẹp đáng kể.

Từ những bất cập nói trên cho thấy thực trạng chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh chƣa thực sự tốt, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cần tìm ra những

nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và đƣa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 74 - 77)