Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 33 - 37)

Chương 1 .T ỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1. Địa lý

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).

Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m so với mặt nước biển, vùng sát biên giới với Trung Quốc có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn làsông Gâmở phía tây vàsông Bằngở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác nhưsông Quây Sơn,sông Bắc Vọng(Trùng Khánh),sông Nho Quế,sông Năng,sông Neo(Bảo Lạc)haysông Hiến Thành Phố Cao Bằng).

1.2.2. Môi trường

Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong lành, mát mẻ ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên do sản lượng khoáng sản lớn cùng với sự khai thác bừa bãi và quản lý không nghiêm ngặt, các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm khá nặng do ý thức vứt rác bữa bãi của người dân cùng với ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm và thu hẹp dòng

chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng ít bị ô nhiễm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm.

1.2.3. Khí hu

Với diện tích rừng và hệ thống sông ngòi như vậy nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Vớikhí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0°C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).

Mùa hè ởđây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32°C và thấp trung bình từ 23 - 25°C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40°C. Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8°C và trung bình cao từ 15 - 28°C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8°C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.

1.2.4. Kinh tế

Cao Bằng là một tỉnh miền múi biên giới, có ba cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ, tiểu ngạch và các chợ vùng biên giới, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong phú, tiềm năng du lịch dồi dào cùng khả năng phát triển các vùng chuyên canh nông - lâm nghiệp rộng lớn. Trong giai đoạn 2010 - 2015, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các ban ngành, tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân, phát huy cao nhất các lợi thế trong xây dựng và phát triển nền kinh tế tỉnh Cao Bằng.

Trong những năm qua, Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trong

giai đoạn 2006-2910, GDP tăng bình quân gần 11%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 300 đô la Mỹ năm 2005 lên 505 đô la Mỹ năm 2009. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước tăng bình quân 9,7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn. Năm 2009, công nghiệp đóng góp trên 22% và dịch vụ trên 40% GDP của tỉnh. Nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 15 triệu đồng/ha năm 2005 lên 18,5 triệu đồng/ha năm 2009. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực đang có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.

1.2.5. Văn hoá - Xã hi

Cao Bằng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Các dân tộc tiêu biểu ở Cao Bằng bao gồm Tày (42% dân số toàn tỉnh), Nùng (35%), Dao (9,8%), H’mong (6,3%), Kinh (5,5%). Mỗi dân tộc thường sinh sống theo quần thể trên các vùng khác nhau.

Các dân tộc quần tụ trên mảnh đất Cao Bằng, trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của mình, đã xây dựng Cao Bằng trở thành một vùng văn hóa đa dạng, phong phú, mang tính đặc thù của mỗi dân tộc.

Người Tày có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng. Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày ở Cao Bằng được thể hiện trong các làn điệu lượn (lượn Slương, lượn cọi, lượn ngạn), điệu hát then, điệu múa (múa Sluông, múa chầu), Phướng lỵ (một loại hình sân khấu) và cây đàn tính. Đàn ông Tày có áo dài chàm, quần trắng, đầu đội khăn xếp, đỉnh chếch về phía sau, chân đi hài xảo, giầy vải. Phụ nữ Tày đầu vấn ngang, ngoài chùm khăn vuông mỏ quạ, áo dài màu chàm gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằng sau. Vải chàm của người Tày đều tự dệt, tự nhuộm.

Dân tộc Nùng ở Cao Bằng sống đan xen trên các địa dư cùng người Tày, gồm nhiều nhánh Nùng khác nhau như Nùng Inh, Nùng An, Nùng Lòi,

Nùng Giang,… Các nhánh người Nùng tuy có có những nét khác nhau về trang phục và ngôn ngữ, tạo ra tính đa dạng và phong phú trong văn hóa dân tộc Nùng. Về trang phục, đàn ông mặc áo chàm ngắn xẻ ngực, cài khuy vải tết hình quả sau sau, quần lá tọa, ống rộng. Phụ nữ Nùng mặc áo có ống tay rộng, cổ tay cổ áo trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sáng. Về sinh hoạt văn hóa, người Nùng có lượn phủ, lượn tại, lượn Nùng an, múa quạt, múa khăn, xướng Dá dai. Nhạc cụ biểu diễn của người Nùng là cây nhị và bộ xóc đồng lục lạc.

Người Dao ở Cao Bằng là Dao Tiền và Dao Đỏ, sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, vừa làm nương, vừa làm ruộng. Trang phục dân tộc Dao rất đặc sắc và da dạng. Phụ nữ Dao Đỏ ăn mặc rất lộng lẫy. Trên nền vải đen, các mảnh vải đỏđược thêu hoặc gắn vào sặc sỡ. Khăn quấn đầu Cà pha của người Dao dài 8 sải, quấn quanh đầu trông như vành nón. Dải vải phả xí quấn che bên người được thêu thùa nhiều hoạ tiết bằng chỉ đỏ. Thắt lưng xi lơ chin được thêu thùa công phu với nhiều hoa văn cầu kỳ, quấn vòng quanh eo, phủ xuống đằng sau. Tà áo được trang trí công phu tỉ mỉ, dài quá đầu gối. Ống tay áo rộng có trang trí viền. Phụ nữ Dao mặc áo hở ngực, bên trong mặc yếm màu sáng nhạt, có hai chuỗi bông ngù, mỗi bên gồm 8 bông. Quần hầu tảo của người Dao có ống rộng, trang trí các ô vuông xanh hoặc đỏ, nâu, trắng. Vuông vải nòm kie, dùng để khoác sau lưng, thể hiện tài năng thêu thùa trang trí của bàn tay khéo léo. Về sinh hoạt văn hóa, người Dao có múa chuông, múa trống và có dân ca Páo dung.

Người H’mong ở Cao Bằng sống chủ yếu trên các triền núi đá cao, tập trung đông ở các huyện Bảo Lạc, Ba Bể, Thông Nông, Hà Quảng. Họ sống du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người H’Mông là múa ô, múa khèn. Nhạc cụ có khèn ống trúc bè ngang, khèn lá, khèn môi.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)