tỉnh Cao Bằng TT Phần mềm Số phiếu Phần trăm (%) 1 MapSource 33/38 86,84 2 Arc GIS 0/38 0 3 Theo dõi diễn biến TNR 35/38 92,11 4 Icrasb 0/38 0 5 Lĩnh vực khác 0 0 6 Mapinfo 33/38 86,84
Qua bảng 3.1 chỉ ra: Phần mềm theo dõi DBR là phần mềm được ứng dụng nhiều nhất tổng số 35/38 phiếu điều tra chiếm 92,11%. Đây là phần mềm được Chi cục và các phòng ban ứng dụng nhiều. Thứ hai gồm Phần mềm Mapinfo và phần mềm mapsource chiếm 86,4 % so với các phần mềm khác.
Quan công tác điều tra phỏng vấn tại các phòng ban, Hạt kiểm lâm các huyện phần mềm Arc GIS và phần mềm Icrasb chưa được áp dụng trong công tác quản lý tài nguyên rừng. Hai phần mềm này được áp dụng rộng rãi trong ngành quản lý đất đai, địa chính môi trường và một số ngành khác.
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độứng dụng công nghệ GIS
tại Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng
Từ biểu đồ hình 3.1 cho ta thấy được mức độ ứng dụng công nghệ GIS là khá cao nhưng chỉ tập chung vào ba phần mềm đó là phần mềm Theo dõi DBR, phần mềm MapSourse và Mapinfo. Còn các phần mềm còn lại rất ít được ứng dụng trong công tác quản lý bảo về tài nguyên rừng tại địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3.1.1.2. Mức độ sử dụng, ứng dụng công nghệ GIS tại các đơn vị
Qua thực tế điều tra tại các phòng chuyên môn Chi cục Kiểm lâm và hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, BQL khu bảo tồn vượn cao vít huyện Trùng Khánh bằng hình thức phát phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với cán bộ
86,84 86,84 92,11
Kiểm lâm thu được bảng tổng hợp, đánh giá khách quan về mức độ ứng dụng công nghệ GIS tại địa bàn như sau:
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mức độứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài
nguyên rừng tại Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng
TT Đơn vị Mức độứng dụng Nhiều Trung bình Ít 1 Phòng QL - BV rừng 2 Phòng Thanh tra - pháp chế 3 Hạt KL Thành phố 4 Hạt KL Hòa An 5 Hạt KL Trùng Khánh 6 Hạt KL Quảng Uyên 7 Hạt KL Hạ Lang 8 Hạt KL Hà Quảng 9 Hạt KL Thông Nông 10 Hạt KL Nguyên Bình 11 Hạt KL Bảo Lạc 12 Hạt KL Bảo Lâm 13 Hạt KL Thạch An 14 Hạt KL Phục Hòa 15 Hạt KL Trà Lĩnh 16 Đội KL cơđộng 17 Ban Quản lý khu bảo tồn Tổng 11 6
Qua quá trình điều tra phỏng vấn cho ta thấy được hiện nay khả năng ứng dụng công nghệ GIS tại Chi cục Kiểm lâm và hạt Kiểm lâm các huyện trong quản lý tài nguyên rừng cụ thể như sau:
Công nghệ GIS được áp dụng nhiều tại Phòng quản lý bảo vệ rừng Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm thành phố, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Phục Hòa, BQL khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn cao vít... Phòng quản lý bảo vệ rừng là phòng chuyên môn, trong quá trình sử dụng, ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diến biến rừng tại các hạt và BQL khu bảo tồn cơ bản đều do cán bộ phòng quản lý bảo vệ rừng tập huấn và hướng dẫn do vậy việc ứng dụng và sử dụng công nghệ trên được phòng sử dụng rất tốt. Bên cạnh đó tại các đơn vị kể trên như hạt Kiểm lâm thành phố, huyện Trùng Khánh, Nguyên Bình... do địa bàn có diện tích lớn, nhiều loại rừng và kiểu rừng khác nhau, tại các đơn vị trên thực hiện nhiều chương trình, dự án trong công tác quản lý bảo vệ rừng do vậy việc ứng dụng, sử dụng công nghệ GIS tại địa bàn là nhiều hơn so với các đơn vị khác.
Việc áp dụng công nghệ GIS trung bình ở một số hạt Kiểm lâm Quảng Uyên, hạt Kiểm lâm Thông Nông, hạt Kiểm lâm Trà Lĩnh... do các địa bàn trên có diện tích nhỏ, địa bàn không phức tạp, hàng năm việc thay đổi về diện tích rừng và các loại rừng cũng ít, tuy nhiên tại các đơn vị trên cán bộ chuyên môn vẫn nắm biết việc sử dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại địa bàn nhưng ở mức độ trung bình.
Áp dụng ít công nghệ GIS trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở một số Phòng Thanh tra-pháp chế, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đây là một các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra, kiểm soát, xử lý các vụ vi phạm hành chính do vậy tại các phòng trên không sử dụng ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng mà chỉ sử dụng các công cụ như máy định vị và phần mềm mapinfo để đo đếm, khoanh vẽ tính toán các diện tích để xử lý vi phạm hành
chính. Bên cạnh đó tại các phòng trên có một số cán bộ luân chuyển nên vẫn xử dụng được công nghệ GIS.
64,71% 23,53% 11,76% Nhiều Trung bình Ít
Hình 3.2. Biểu đồ mức độ ứng dụng GIS tại các đơn vị trực thuộc
Chi cục Kiểm lâm
3.2. Kết quả kiểm tra ngoài thực địa và cập nhập số liệu DBR
3.2.1. Kết quả kiểm tra sự thay đổi hiện trạng ngoài thực địa
Từ kết quả bản đồ hiện trạng đề tài đã tiến hành kiểm tra mẫu tại một sốđiểm trên địa bàn các huyện, xã đối với hiện trạng rừng Ia, Ib, Ic đề tài tiến hành đánh giá trạng thái. Đối với hiện trạng thái rừng IIa, IIb, IIIa... và rừng trồng có trữ lượng tiến hành lập các OTC đo đếm số lượng và tính toán trững lượng trong lâm phần. Đối với diện tích rừng bị cháy, phá rừng chúng tôi tiến hành khoanh vẽ diện tích bằng máy định vị GPS. Kết quả kiểm tra sự thay đổi hiện trạng trên là cơ sở để tiến hành cập nhập số liệu vào phần mềm DBR và bổ sung các hiện trạng rừng thay đổi.
Sau khi so sánh số liệu diễn biến rừng tỉnh Cao Bằng năm 2012 - 2014 chúng tôi thấy diện tích trên địa bàn huyện Trùng Khánh, huyện Thạch An, huyện Phục Hòa có nhiều thay đổi về hiện trạng rừng do vậy tôi tiến hành kiểm tra hiện trường tại các huyện trên.
Tại huyện Trùng Khánh tôi tiến hành kiểm tra các xã Đình Phong, Phong Châu, Chí Viễn Kết quả khảo sát thực địa kiểm tra mẫu như sau: