triển rừng
Đối với tỉnh Cao Bằng trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 độ che phủ rừng trên địa bàn hầu như không có sự biến động nhiều tuy nhiên về các loại rừng thì có sự biến động tương đối lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau thông qua các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người, các mục đích của con người về nhu cầu lâm sản, sử dụng đất lâm nghiệp, các chủ chương chính sách có tính tác động đến chiều hướng và sự thay đổi, biến động của môi trường rừng. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sat, phỏng vấn đối với cán bộ Kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp xã và người dân để tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra biến động rừng gồm một số nguyên nhân sau:
3.2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp a. Khoanh nuôi bảo vệ rừng
Với diện tích rừng núi đá và diện tích đồi núi có độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau và giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn do vậy việc khoanh nuôi phục hồi rừng là một phương pháp phát triển tài nguyên rừng có hiệu quả tại tỉnh Cao Bằng. Đây là một giải pháp quan trọng, nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng và diện tích đất rừng sau khai thác với các phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng khác nhau, đó là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh rừng phối hợp và xúc tiến khoanh nuôi tái sinh rừng. Các phương pháp khoanh nuôi trên với mục đích để hình thành thế hệ rừng mới bằng phương thức tự nhiên với quá trình tự tái sinh của rừng diễn ra ở rừng tự nhiên mà không có sự can thiệp và tác động của con người quá trình tái sinh rừng xảy ra dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh với những nội dung cơ bản đó là, tuyên truyền sâu rộng đến người dân sống phụ thuộc vào rừng và tổ chức việc bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại của con người, gia súc, gia cầm như: xây
dựng chòi canh, biển báo, đường băng cản lửa, hàng rào ngăn chặn nạn chăn thả hoang dã và phá rừng. Sau khi rừng tái sinh phục hồi khép tán thì chuyển sang giải pháp nuôi dưỡng rừng.
Với những biện pháp trên diện tích rừng khoanh nuôi, tái sinh hàng được năm tăng lên đáng kể từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tăng bình quân 1.724,99 ha/năm qua đó góp phần làm tăng thêm diện tích và độ che phủ trên địa bàn tỉnh.
b. Cháy rừng
Cháy rừng là một nguyên nhân gây ra biến động rừng tại tỉnh Cao Bằng, nó làm giảm diện tích rừng và chất lượng rừng rất lớn, là nguy cơ tiềm ẩn huỷ hoại hệ sinh thái rừng rất cao. Hiện nay diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy tại Cao Bằng là rất lớn, đây là diện tích rừng dễ có nguy cơ bị cháy rừng, từ năm 2012 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 92 vụ cháy rừng diện tích thiệt hại là 114,02ha. Số liệu thống kê diện tích và vụ cháy rừng được thống kê ở biểu sau:
Bảng 3.14. Số vụ và diện tích cháy rừng tỉnh Cao Bằng từ năm 2012-2014 Năm Diện tích rừng bị thiệt hại (ha) Tổng số vụ (vụ) Tổng diện tích thiệt hại (ha) Rừng trồng Rừng TN 2012 30,4 8,88 45 39,28 2013 21,43 3,88 20 25,31 2014 31,22 18,21 27 49,43 Tổng 83,05 30,97 92 114,02
Nguyên nhân gây ra cháy rừng tại rỉnh Cao Bằng do nhiều nguyên nhân khác nhau như chủ yếu gồm hai nguyên nhân chính sau:
Về khách quan do thời tiết có xu hướng diễn biến phức tạp, rừng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng non mới phục hồi thảm thực bì còn dầy làm cho nguy cơ cháy rừng ngày càng tăng cao khi nắng nóng khô hạn kéo dài;
Về chủ quan do ý thức về sử dụng lửa của người dân chưa được tốt như đốt rừng làm nương rẫy, hun khói để lấy mật ong, do khai thác rừng vô ý gây cháy, do phong tục tập quán tại địa phương như đốt hương khi đi tảo mộ, đốt rừng để lấy bãi chăn thả gia súc...;
Hình 3.5. Biểu đồ diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng từ 2012-2015
c. Khai thác rừng và phá rừng trái phép
Với hơn 90% diện tích là rừng do vậy người dân số chủ yếu sống phụ thuộc vào rừng và ven rừng, nhu cầu về củi đốt cũng như diện tích để canh tác nông nghiệp rất lớn, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển mạnh đặc biệt là việc trồng cây thuốc lá tại huyện Hoà An, Thạch An, Hà Quảng, Trùng Khánh đã làm gia tăng nhu cầu về gỗ củi để xấy các loại cây công nghiệp trên.
Hàng năn việc khai thác rừng trái phép và vận chuyển lâm sản trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra cụ thểđược tổng hợp theo bảng số liệu sau:
Bảng 3.15. Số lần và khối lượng gỗ khai thác, vận chuyển và tàng trữ trái phép
TT Năm
Khai thác LS trái phép Vận chuyển LS trái phép
Số vụ LS tịch thu (m3) Số vụ LS tịch thu (m3)
1 2012 17 216,01 139 54,79
2 2013 18 75,61 180 50,46
3 2014 7 25,89 18 70,19
Tổng 42 371,51 337 175,44
Qua bảng trên cho ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xảy ra 42 vụ khai thác rừng, phá rừng trái phép 337 vụ vận chuyển lâm sản, tổng số lâm sản bị tịch thu là 546,95m3. Tuy chưa phải là điểm nóng về vấn đề khai thác rừng trái phép nhưng nó vẫn thường xuyên diễn ra nhỏ lẻ khó kiểm soát đây cũng là một nguyên nhân gây ra diến biến rừng trên địa bàn tỉnh.
d. Khoanh nuôi, súc tiến tái sinh rừng
Đây là nguyên nhân gây ra biến động rừng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích rừng khoanh nuôi, súc tiến tái sinh tăng là 5.530,07 ha chiếm 1,53% tổng diện tích đất có rừng (bình quân tăng 1.843,36 ha), nguyên nhân chủ yếu do địa hình tại tỉnh Cao Bằng tương đối phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, núi đá chiếm diện tích lớn việc trồng rừng và phát triển cây lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, do vậy công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng được phát triển là chủ yếu.
Mặt khác các khu bảo tồn được quan tâm đầu tư mở rộng và bảo vệ nghiêm ngặt hơn như khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao Vít Trùng Khánh,
khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình… do vậy diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tăng nhanh và là nguyên nhân của diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh Cao Băng.
3.2.3.2. Nguyên nhân gián tiếp
Tác động của những thay đổi trong chính sách Lâm nghiệp và phát triển nông thôn, Luật bảo vệ và phát triển rừng: Trong những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được Đảng và nhà nước hết sức chú trọng. Điều này được cụ thể hóa thông qua nhiều cơ chế chính sách mới với hệ thống văn bản pháp luật cũng như thông tư, nghịđịnh hướng dẫn thực thi. Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quôc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qu năm 2004. Trong đó có các quy định về chính sách mới như bảo hiểm trồng rừng, giao rừng cho cộng đồng, nguồn tài chính bảo vệ và phát triển rừng, quyền và trách nhiệm của chủ thể có hoạt động liên quan đến rừng được quy định rất chi tiết. Điều này khuyến khích đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách sâu rộng từ các nhân đến tập thể cũng như các tổ chức khác. Kết quả là nạn phá rừng, xâm hại đến rừng được hạn chếđáng kể, rừng đang được phục hồi.
Chính sách giao đất khoán rừng: Nghịđịnh số 02/CP ngày 15/01/1994, của chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp; nghị định số 163/1999/NĐ-CP quy định về việc nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng lâu dài dưới hình thức không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm nghiệp đã và đang khuyến khích nhiều thành phần tham gia nhận khoán rừng. Khi rừng có chủ thực sự, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ rừng. Chính vì vậy, tình trạng khai thác, phá rừng bừa bãi cũng như nạn đốt nương làm rãy đã có phần hận chế, rừng được khoanh nuôi, bảo vệ tốt hơn, đất rừng cũng được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Nhận thức của người dân yếu tố tác động tích cực diễn biến rừng là nhận thức về giá trị của rừng đang dần được thay đổi. Các bài học về việc mất rừng đã đến thiên tai, lũ lụt, cạn kiệt nguồn nước, sự suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của người dân về rừng. Cùng với đó là lợi nhuận từ việc trồng rừng là lớn hơn so với các cây trồng khác có cùng điều kiện sản xuất và có cùng suất đầu tư như nhau. Tuy nhiên nhận thức của xã hội về vai trò, lợi ích của rừng và nghề rừng còn rất khác nhau; một bộ phận không nhỏ người dân ở một số địa phương, ở một số dân tộc chưa nhận thức hết được vai trò to lớn của rừng nên đâu đó vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy.
Phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một tăng cao, và rừng là một nguồn tài nguyên quan trọng có thể cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất (chế biến, xây dựng, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...). Tăng trưởng kinh tế dẫn tới đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao và nhu cầu về sử dụng các lâm đặc sản từ rừng cũng ngày một gia tăng, thực tế nhiều người vẫn đang săn lùng những sản vật quý hiếm của rừng nhằm đáp ứng sở thích của mình. Có thể nói rằng tác động của tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân tác động rất lớn đến diễn biến tài nguyên rừng. Tỷ lệ hộ nghèo cũng là một vấn đề cần quan tâm trong diễn biến rừng của địa phương, hầu hết những hộ nghèo lại tập chung chủ yếu ở các vùng gần rừng, họ thường thiếu đất sản xuất nông nghiệp và thậm trí nhiều hộ gia đình phải sống dựa chủ yếu vào rừng. Chính vì vậy mà tỷ lệ hộ nghèo là một nguyên nhân tác động xấu đến diễn biến tài nguyên rừng của địa phương.
Các chương trình dự án như 135, 661, dự án “hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng thay thế đất nương rẫy gia đoạn 2008-2012”... các dự án trên đã góp phần không nhỏ trong việc tăng độ che phủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3.4. Kết quả thiết lập hồ sơ quản lý rừng tại địa phương
Từ những kết quả cập nhật số liệu và xây dựng bản đồ hiện trựng rừng tác giả thiết lập hồ sơ quản lý rừng là lý lịch rừng được lập cho từng lô rừng được điều tra tại thực địa thuộc một trong ba loại rừng, gắn với chủ quản lý rừng tại các đơn vị hành chính và được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên những biến động sau mỗi kỳ kiểm kê rừng để làm căn cứ cho việc thống kê diến biến rừng hàng năm. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm những số liệu về diện tích, trữ lượng rừng, phương án điều chế rừng và tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, bản đồ kèm theo thể hiện đến lô quản lý và các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch, dự án hoặc đề án liên quan đến lô quản lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa trên kết quả kiểm tra, so sánh ngoài thực địa, kết quả cập nhập diễn biến rừng, bản đồ hiện trạng rừng đề tài tiến hành xây dựng, thiết lập hồ sơ quả lý rừng tại địa phương như sau:
3.4.1. Hồ sơ quản lý rừng tại xã
Hồ sơ quản lý rừng cấp xã, bao gồm: Sổ quản lý rừng của xã, Sổ theo dõi, ghi chép thống kê diện tích, trữ lượng rừng hàng năm; Toàn bộ các kết quả kiểm tra, thống kê rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp đã được ghi chép, tập hợp vào sổ quản lý rừng tới từng lô quản lý, chủ rừng; Trong sổ quản lý rừng có đầy đủ hiện trạng của lô quản lý rừng như: ký hiệu lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, trữ lượng, các đặc tính về phân loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), chủ quản lý của lô quản lý rừng; Sổ ghi chép sự biến động, nguyên nhân biến động về diện tích, trạng thái, chủ quản lý, đặc tính của các lô rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân khác nhau trên phạm vi xã quản lý; Kết quả theo dõi,
cập nhật về diến biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong năm được tổng hợp để làm cơ sở cho việc lập báo cáo kết quả diến biến rừng, thống kê rừng năm đó gồm các biểu trong in ấn từ phần mềm diễn biến rừng gồm:
- Biểu 1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. - Biểu 2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.
- Biểu 3: Diến biến rừng theo các nguyên nhân.
- Biểu 4: Tổng hợp đô che phủ rừng theo đơn vị hành chính. - Biểu 5: Diện tích rừng trồng.
- Biểu 6: Tổng diện tích đã cập nhập.
Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng và các bản đồ liên quan khác của xã, thị trấn tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/5.000, bản đồ cấp xã thể hiện ranh giới và số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô quản lý và lô trạng thái; Các tài liệu về hồ sơ giao khoán rừng, giao khoán đất lâm nghiệp; quy hoạch, kế hoạch, phương án quản lý rừng.
3.4.2. Hồ sơ quản lý rừng huyện
Các biểu tổng hợp kết quả kiểm tra, thống kê diện tích và trữ lượng diễn biến rừng của các xã theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng được tổng hợp số liệu của huyện gồm các biểu số liệu:
- Biểu 1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. - Biểu 2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.
- Biểu 3: Diến biến rừng theo các nguyên nhân.
- Biểu 4: Tổng hợp đô che phủ rừng theo đơn vị hành chính. - Biểu 5: Diện tích rừng trồng.
- Biểu 6: Tổng diện tích đã cập nhập.
Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ số hóa hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng và các bản đồ liên quan khác cấp huyện tỉ lệ 1/50.000 hặc 1/25.000 được tập hợp từ bản đồ hiện trạng rừng của các xã, thị trấn trực
thuộc; Sổ tổng hợp theo dõi giao đất, giao rừng cho các chủ quản lý trên địa bàn huyện gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Kế hoạch, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện.
3.4.3. Hồ sơ quản lý rừng tỉnh
Các biểu tổng hợp kết quả kiểm tra, thống kê diện tích và trữ lượng rừng diến biến rừng của các huyện theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng gồm các biểu:
- Biểu 1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. - Biểu 2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý.
- Biểu 3: Diễn biến rừng theo các nguyên nhân.
- Biểu 4: Tổng hợp đô che phủ rừng theo đơn vị hành chính. - Biểu 5: Diện tích rừng trồng.
- Biểu 6: Tổng diện tích đã cập nhập.
Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ số hóa hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng và các bản đồ liên quan khác có tỉ lệ 1/100.000; Sổ tổng