Phương pháp điều tra ngoại nghiệp để xây dựng bản đồ hiện trạng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 39 - 40)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp để xây dựng bản đồ hiện trạng

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp để xây dựng bản đồ hiện trạng

rng và cp nhp s liu theo dõi din biến rng

Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng 2012 và bản đồ hiện trạng rừng 2014 của các Hạt kiểm lâm kết hợp cùng Chi cục Kiểm lâm xây dựng với sự hỗ trợ của dự án kiểm kê rừng toàn quốc. Tiến hành so sánh sự thay đổi giữa 2 bản đồ hiện trạng, khoanh vùng có sự biến động nhiều để tiến hành kiểm tra thực địa bằng phương pháp điều tra mặt đất cụ thể như sau:

Đề tài lựa chọn ra 3 đơn vị hành chính có sự biến động nhiều nhất để kiểm tra thực địa gồm Trùng Khánh, huyện Phục Hòa và huyện Thạch An.

Tại mỗi đơn vị kiểm tra lựa chọn khu vực xã có sự biến động nhiều trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000. Bằng cách lập các tuyến điều tra (Tuyến phải đi qua các loại rừng, kiểu rừng, kiểu sử dụng đất đai và các kiểu địa hình đặc trưng; Trong quá trình thực hiện tận dụng các đường mòn, lối nhỏ, đường ôtô... từ đó mở các nhánh sao cho phù hợp với mục đích thu thập số liệu. Trường hợp không tận dụng được hệ thống đường hiện có phải thiết kế tuyến kiểm tra cho từng xã theo phương pháp hệ thống; Số lượng tuyến thiết kế cho kiểm tra chiếm từ 10 - 20% diện tích các loại rừng, loại đất hiện có).

Trên mỗi tuyến đi lập các OTC, diện tích phụ thuộc vào trạng thái rừng biến động ngoài thực địa so với bản đồ 2012. Tại mỗi OTC cần lưu toạ độ vào máy định vị GPS.

Quá trình kiểm tra ngoài thực địa tại OTC được tiến hành theo các bước và các yêu cầu cơ bản sau: Bổ sung đầy đủ địa hình, địa vật và tên địa danh lên bản đồ; Đối chiếu, kiểm tra, chỉnh sửa các loại tên và mã các loại rừng, loại đất trên bản đồ cho phù hợp với thực địa; Khoanh vẽ bổ sung diện tích rừng đã phục hồi do cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép, trông mới rừng, bằng máy định vị GPS và kết hợp với phương pháp thủ công; Đo đếm tầng cây gỗ (D1.3; HVN; tên loài cây, phẩm chất sinh trưởng...) để so sánh trạng thái thực địa với trạng thái trên bản đồ 2012. Các kết quả điều tra thực địa đều được ghi lại để bổ sung thêm những thông tin cho bản đồ hiện trạng 2014.

Mẫu biểu điều tra tầng cây gỗ

TT Loài cây D1.3(cm) HVN(m) Phẩm chất

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 39 - 40)