Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu trên phần mềm DBR

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 40 - 42)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu trên phần mềm DBR

Phần mềm theo dõi diễn biến rừng là phần mềm do Chi cục Kiểm lâm ban hành (có bản quyền) và được sử dụng thống nhất trên toàn quốc trong công tác theo dõi diến biến rừng và đất lâm nghiệp. Như trước đây các phần mềm theo dõi diến biến rừng chỉ cập nhập được số liệu nhưng không biên tập được bản đồ hiện trạng rừng. Việc biên tập bản đồ hiện trạng cũng như số liệu tách rời nhau, do đó nó gây khó khăn trong việc quản lý số liệu cũng như hiện trạng rừng trên địa bàn quản lý, bên cạnh đó với phần mềm diễn biến rừng trước đây cập nhập diện tích lớn (khoảnh, tiểu khu) do vậy trong một diện tích nhưng có nhiều hiện trạng khác nhau, nó làm sai lệch về tính chính xác của độ che phủ rừng trong công tác theo dõi diến biến rừng. với sự phát triển về công nghệ tiên tiến hiện nay công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng đá tiến hành theo dõi đến từng lô (0,01 ha) và sau khi cập nhập được số liệu thì cũng đồng thời biên tập được bản đồ hiện trạng rừng theo từng năm.

* Trình tự các bước nhập và xử lý số liệu: Bước 1: Tạo danh sách các đơn vị làm việc:

- Sau khi mở phần mềm từ menu chính ta chọn mục hệ thống, tiếp tục chọn mục tạo danh sách các đơn vị làm việc ở phần này ta tạo các đơn vị như cấp quản lý, tỉnh, huyện, xã (trong phần mềm tên được lấy theo nguyên tác: lấy chữ cái đầu tiên cộng với 2 chữ cái đầu tiên của từ thứ 2 ví dụ: Cao Bằng: CBA). - Khai báo người sử dụng: Chức năng này cho phép người sử dụng thay đổi mật khẩu.

- Lập lại cấu trúc dữ liệu: Nếu những năm trước 2009 đã sử dụng cơ sở dữ liệu DBR thì để sử dụng số liệu cũ ta cần thực hiện chức năng này để đưa

về cấu trúc mới trước khi thực hiện các chức năng khác. Việc thực hiện chức năn này không ảnh hưởng các dữ liệu, số liệu trước đây.

- Lập mã trạng thái dữ liệu gốc: Các chỉ tiêu thống kê trước đây theo cấp trữ lượng gỗ nay căn cứ theo thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. Thông tư sô 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng ví dụ: Phân loại cũ Mã cũ Phân loại mới Mã mới Cấp trữ lượng 1 1111 Rừng giàu 1002 Cấp trữ lượng 2 1112 1003 Cấp trữ lượng 3 1113 Rừng trung bình 1004 Cấp trữ lượng 4 1114 Rừng Nghèo kiệt 1005 Rừng non không có TL 1115 Rừng phục hồi 1006 Rừng non có TL 1116 Rừng phục hồi 1007 Lưu ý: Nếu những năm trước 2009 đã sử dụng cơ sở dữ liệu DBR thì để sử dụng số liệu cũ ta cần thực hiện chức năng này để đổi mã cho phù hợp cấu trúc dữ liệu mới.

- Chuyển dữ liệu sang năm sau: Sau khi thực hiện và báo cáo xong một năm, thì đầu năm sau để bắt đầu cập nhập ta cần thực hiện chức năng này để chuyển dữ liệu sang năm mới. Việc chuyển dữ liệu theo nguyên tắc số liệu đầu kỳ năm mới bằng số liệu cuối kỳ năm cũ.

Bước 2: Từ menu chính ta chọn thông tin hướng dẫn nhập tên huyện, xã, tiểu khu.

- Nhập tên huyện, xã, file: Tên file là tên chữa dữ liệu của một xã, độ dài của tệp không quá 8 ký tự, không có dấu cách, không dấu tiếng việt, thường là tên viết tắt của xã(lưu ý nếu không đặt đúng tên phần mềm sẽ báo lỗi).

- Nhập tên thư mục: Mỗi huyện có tên thư mục để chữa số liệu của xã, tên thư mục gồm 3 ký tự được viết tắt theo nguyên tác: Ký tự thứ nhất của

chữ thứ nhất tên huyên và ký tự thứ nhất và thứ hai của chữ thứ 2 tên huyện ví dụ: Huyện Bảo Lạc: BLA.

- Tạo thư mục chữa số liệu: Thư mục này cho phép tạo các thư mục huyện để chữa các tệp số liệu thư mục xã trong huyện.

- Cập nhập bằng trữ lượng: Về nguyên tác cùng một trạng thái rừng nhưng ở mỗi tỉnh thành có một trữ lượng bình quân khác nhau, nên khi thực hiện cập nhấp số liệu cần phải theo trữ lượng bình quân theo công bố của tỉnh mình.

- Sửa cấp tuổi của rừng trồng: Rừng trồng được chia ra làm năm cấp tuổi, mỗi loài cây có cấp tuổi khác nhau ví dụ:

+ Nhóm gỗ cứng tăng trưởng chậm 15 năm một cấp tuổi: Lát, Dầu, Nghiến, Trai, Đinh…

+ Nhóm gỗ cứng tăng trưởng trung bình 10 năm một cấp tuổi: Dổi, Xoan đào, Phi lao, Xau xau,…

+ Nhóm gỗ mềm tăng trưởng nhanh 5 năm một cấp tuổi: Mỡ, Thông… + Nhóm gỗ mềm tăng trưởng rất nhanh 3 năm một cấp tuổi: Bạch đàn, Bồđề, Keo…

Việc tính tuổi của rừng trồng bằng cách lấy năm tính toán hiện tại trừ đi năm trồng. Việc tính cấp tuổi bằng cách lấy tuổi so sánh với bằng giới hạn cấp tuổi theo loài cây xem rơi vào cấp tuổi nào.

Bước 3: Chuyển dữ liệu sang báo cáo

Từ menu chính/xử lý số liệu huyện/ chuyển đổi dữ liệu sang báo cáo/ vào chức năng in báo cáo hoặc xuất dữ liệu sang Excel để tính toán.

Bước 4: Tổng hợp số liệu toàn tỉnh:

Chọn đơn vị làm việc/ từ menu chính chọn tổng hợp tỉnh từ các huyện/ phần mềm tựđộng tính tổng diện tích, trữ lượng các loại đất, loại rừng.

- Các dữ liệu và bản đồ sau khi biên tập xong có thể in ra bản giấy, lưu trong máy tính, đĩa CD, DVD, USB...

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)