So sánh sự biến động về độ che phủ theo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 62 - 65)

Đơn vị: % TT Đơn vị hành chính Năm 2012 Năm 2014 Biến động Tăng% Giảm% 1 Bảo Lâm 47,2 47,3 0,1 2 Bảo Lạc 47,8 49,0 0,2 3 Hoà An 47,7 47,3 0,4 4 Hà Quảng 47,1 47,2 0,1 5 Hạ Lang 54,4 54,4 6 Nguyên Bình 59,7 59,4 0,3 7 Phục Hoà 47,9 50,2 2,30 8 Quảng Uyên 46,3 46,0 0,3 9 TP Cao Bằng 44,0 41,0 3,0 10 Thông Nông 44,4 44,4 11 Thạch An 57,1 57,1 12 Trà Lĩnh 52,8 53,0 0,2 13 Trùng khánh 49,5 46,4 3,1

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng)

Qua bảng 3.13 ta thấy độ che phủ và diện tích rừng trên địa bàn tỉnh không tăng nhiều, mức độ tăng cũng không đồng đều giữa các huyện, thành phố cụ thể: Huyện Bảo Lạc có diện tích rừng tăng nhiều nhất trên địa bàn tỉnh 1.115,82 ha (bình quân mỗi năm tăng 371,94 ha) tương đương với 0,2% độ che phủ toàn huyện. Diện tích rừng trên chủ yếu là rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã Cốc Pàng, Hưng Đạo, Sơn Lập... Huyện Phục Hoà có diện tích rừng tăng là 763,01 ha (bình quân mỗi năm tăng 254,34 ha) tương đương với

2,3% độ che phủ toàn huyện chủ yếu là rừng tự nhiên phân bố ở các xã Cách Linh, Hồng Đại...; Huyện có diện tích rừng giảm nhiều nhất là huyện Trùng Khánh là 1403,82ha (bình quân mỗi năm giảm 467,94 ha) tương đương với 3,1% độ che phủ của huyện, diện tích giảm chủ yếu là rừng trồng, phân bố ở các xã Phong Châu, Chĩ Viễn, Đình Phong...; Huyện có diện tích rừng giảm nhiều thứ hai là thành phố Cao Bằng có diện tích là 300,71 ha (bình quân mỗi năm giảm 100,24ha) tương với 3% độ che phủ toàn thành phố; Nhìn chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng diện tích và độ che phủ không tăng nhiều từ năm 2012 - 2014 tổng diện tích rừng tăng lên là 197,22 ha tương đương với 0,003% độ che phủ toàn tỉnh.

Hình 3.4. Đồ thị so sánh độ che phủ của rừng

tại các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng năm 2012 và 2014

Qua hình 3.4 chỉ rõ độ che phủ tăng của một số huyện không bằng độ che phủ giảm của rừng của một số huyện, thành phố. Cụ thể độ che phủ tăng tập chung các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh và Phục Hòa tổng tăng được 3,9%. Các huyện có độ che phủ giảm nhiều như TP Cao Bằng, Trùng khánh, Quảng Uyên, Nguyên Bình và Hòa An tổng độ che phủ giảm 7,1%. Hầu hết các đơn vị có diện tích rừng giảm nằm ở vùng có điều kiện dân

trí thấp hoặc do nhu cầu cao về các sản phẩm từ rừng để đáp ứng cho việc phát triển đô thi hóa, phát triển kinh tế công nghiệp.

3.3.3. Nguyên nhân gây ra biến động rng trong qun lý bo v và phát

trin rng

Đối với tỉnh Cao Bằng trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 độ che phủ rừng trên địa bàn hầu như không có sự biến động nhiều tuy nhiên về các loại rừng thì có sự biến động tương đối lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau thông qua các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người, các mục đích của con người về nhu cầu lâm sản, sử dụng đất lâm nghiệp, các chủ chương chính sách có tính tác động đến chiều hướng và sự thay đổi, biến động của môi trường rừng. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sat, phỏng vấn đối với cán bộ Kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp xã và người dân để tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra biến động rừng gồm một số nguyên nhân sau:

3.2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp a. Khoanh nuôi bảo vệ rừng

Với diện tích rừng núi đá và diện tích đồi núi có độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau và giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn do vậy việc khoanh nuôi phục hồi rừng là một phương pháp phát triển tài nguyên rừng có hiệu quả tại tỉnh Cao Bằng. Đây là một giải pháp quan trọng, nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng và diện tích đất rừng sau khai thác với các phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng khác nhau, đó là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh rừng phối hợp và xúc tiến khoanh nuôi tái sinh rừng. Các phương pháp khoanh nuôi trên với mục đích để hình thành thế hệ rừng mới bằng phương thức tự nhiên với quá trình tự tái sinh của rừng diễn ra ở rừng tự nhiên mà không có sự can thiệp và tác động của con người quá trình tái sinh rừng xảy ra dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh với những nội dung cơ bản đó là, tuyên truyền sâu rộng đến người dân sống phụ thuộc vào rừng và tổ chức việc bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại của con người, gia súc, gia cầm như: xây

dựng chòi canh, biển báo, đường băng cản lửa, hàng rào ngăn chặn nạn chăn thả hoang dã và phá rừng. Sau khi rừng tái sinh phục hồi khép tán thì chuyển sang giải pháp nuôi dưỡng rừng.

Với những biện pháp trên diện tích rừng khoanh nuôi, tái sinh hàng được năm tăng lên đáng kể từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tăng bình quân 1.724,99 ha/năm qua đó góp phần làm tăng thêm diện tích và độ che phủ trên địa bàn tỉnh.

b. Cháy rừng

Cháy rừng là một nguyên nhân gây ra biến động rừng tại tỉnh Cao Bằng, nó làm giảm diện tích rừng và chất lượng rừng rất lớn, là nguy cơ tiềm ẩn huỷ hoại hệ sinh thái rừng rất cao. Hiện nay diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy tại Cao Bằng là rất lớn, đây là diện tích rừng dễ có nguy cơ bị cháy rừng, từ năm 2012 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 92 vụ cháy rừng diện tích thiệt hại là 114,02ha. Số liệu thống kê diện tích và vụ cháy rừng được thống kê ở biểu sau:

Bng 3.14. Số vụ và diện tích cháy rừng tỉnh Cao Bằng từ năm 2012-2014

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20122014 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)