Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
3.4.8. Nhóm giải pháp về giáo dục, nâng cao năng lực và dạy nghề
nghèo dân tộc Dao
Đối với giáo dục cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
- Đầu tư cho giáo dục và đào tạo được hiểu là việc cung cấp cho người nghèo kiến thức, kỹ năng để tự “bảo vệ” mình. Vì vậy, đây là một trong những giải pháp giảm nghèo lâu dài, hiệu quả và bền vững nhất. Trước hết, cần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong độ tuổi, phấn đấu phổ cập trung học cơ sở. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ giáo dục, cần phát triển mạng lưới các trường lớp tạo điều kiện để củng cố và mở rộng xây dựng trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS trên địa bàn xã An Thắng. Đa dạng hóa các loại hình trường, lớp và hình thức học tập, tạo điều kiện thu hút những học sinh nghèo đến trường. Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, đặc biệt đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chất lượng đồng bộ ở các môn học. Có kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, phương pháp dạy học cho giáo viên. Tổ chức và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc đa dạng hóa các hình thức học tập (chữ và nghề) mở ra các loại hình trường lớp (phổ thông và nghề nghiệp), đa dạng hóa đối tượng tuyển sinh, các phương thức đào tạo chính quy, không chính quy tạo cơ hội học tập cho các học sinh và góp phần tạo ra một xã hội học tập trên phạm vi xã, huyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học nhất là bậc mầm non và thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Những học sinh thuộc các hộ gia đình nghèo thì trình độ học vấn của cha mẹ hạn chế nên không hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục vì vậy cần việc nâng cao năng lực cho các hộ gia đình và học sinh nghèo thông qua việc tuyên truyền, tập huấn cho cha mẹ để họ có kiến thức về việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, có khả năng giúp con em mình tiếp cận đầy đủ dịch vụ có chất lượng tốt.
- Cần chú ý đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên về công tác tại địa phương, hình thành một đội ngũ giáo viên, cán bộ giáo dục đạt chuẩn đồng đều giữa các trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tạo ra sự công bằng về cơ hội cho con em hộ nghèo.
- Đối với các khóa huấn luyện đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lớn tuổi đồng bào dân tộc Dao cần thực hiện theo phương thức “cầm tay chỉ
việc”, học đi đôi với hành, gắn với các hoạt động thực tiễn tại hiện trường của đồng
bào dân tộc Dao.
Đối với chương trình đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
- Một là, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động thuộc hộ nghèo. Xã An Thắng cần phổ biến sâu rộng nhận thức tới các cấp, các ngành, xã hội và người dân về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Hai là, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn xã An Thắng. Liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề khác trên địa bàn huyện cũng ở tỉnh Bắc Kạn để phát triển thành mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố. Đầu tư nâng cao năng lực cho các trung tâm đào tạo nghề. Phát triển, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề đủ về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Hoàn thiện chương trình đào tạo nghề đảm bảo bám sát với yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Ba là, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp. Rà soát hoàn chỉnh và nghiên cứu ban hành các chính sách của thành phố phù hợp hơn so với chính sách chung của quốc gia. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề của cơ quan quản lý các cấp. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.
- Bốn là, mở rộng và nâng cao chất lượng các trung tâm trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật ở các địa phương, đặc biệt là dạy nghề cho người nghèo để họ tự tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua những nghề phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật,…) hoặc những nghề phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa thủ công, công nghiệp,… để họ có thể trở thành công nhân của những doanh nghiệp trong nước hoặc tham gia lao động xuất khẩu.