Tình hình chăn nuôi của xã từ năm 2018-2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 34)

STT Tên vật nuôi ĐVT Năm

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Trâu Con 610 625 650

2 Bò Con 240 252 270

3 Lợn Con 1050 1950 2120

4 Dê Con 115 122 135

5 Gia cầm Con 10200 11700 12750

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình chăn nuôi của xã an Thắng tăng lên theo các năm:

- Chăn nuôi Trâu Năm 2018 là 610 con toàn xã đến Năm 2019 thì đã tăng lên 625 con và đến Năm 2020 thì đạt 650 con, như vậy ta nhận thấy chăn nuôi trâu qua các năm đều tăng lên.

- Chăn nuôi bò năm 2018 là 240 toàn xã đến năm 2019 đã tăng lên 252 con và đến năm 2020 thì tăng lên 270 con.

- Chăn nuôi Lợn năm 2018 đạt 1050 toàn xã, đến năm 2019 đã tăng lên 1950 con và đến năm 2020 đã tăng lên 2150 con.

- Chăn nuôi Dê toàn xã đạt 115 con, đến năm 2019 tăng lên 122 con và đến năm 2020 đã tăng lên 135 con.

- Chăn nuôi gia cầm cũng tăng lên theo các năm từ năm 2018 là 10200 con đến năm 2020 đã tăng lên 12750 con.

Như vậy ta nhận thấy nghàng chăn nuôi của xã ngày một phát triển, đáp ứng được nhu vào của địa phương cũng như cung ứng ra thị trường bên ngoài xã.

- Về lâm nghiệp: sản xuất hiện nay ở xã chủ yếu trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng trồng hiện nay trên địa bàn xã chưa đến kì khai thác nên chưa có thu nhập kinh tế về rừng.

- Các ngành kinh tế khác: hiện nay ngành kinh tế của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ đã có nhưng còn ở quy mô nhỏ.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ Xã An Thắng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, triển khai có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

Xã An Thắng có 3 Dân tộc chính: Dao, Mông và Nùng. Trong đó, dân tộc Dao chiến khoảng 80%, dân tộc Mông chiến khoảng 18% còn lại là dân tộc Nùng chiến 3%. Như vậy, toàn Xã An Thắng có tới 100% là dân tộc thiểu số.

Tổng số hộ trên toàn Xã 271 hộ, trong đó hộ nông nghiệp chiếm 91,5%, tương ứng là 262 hộ; lao động chủ yếu của nguời dân xã An Thắng là lao động nông nghiệp với tổng số là 1405 người, chiếm 90,22%. Qua 3 năm số hộ tham gia vào hoạt động dịch vụ, thương mại và công nghiệp, xây dựng tăng không đáng kể (bình quân chỉ tăng 0,5%), điều này chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu giữa các năm theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ còn chậm, chưa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước.

Tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao so với bình quân chung của cả xã An Thắng. Năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo 51,64%, năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo 49,45%, năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo là 53,33%, năm 2018 tỉ lệ hộ nghèo là 55,51%. Do đó, việc phát triển nông nghiệp theo mũi nhọn là hết sức cần thiết, đặc biệt là phát triển chăn nuôi và nghiên cứu đầu ra cho bò thịt và lợn giúp hộ chăn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)