Một số hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 52)

Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Hạn chế, yếu kém về chương trình giảm nghèo đối với đồng bào

3.3.1. Một số hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chương trình

Dao tại xã An Thắng.

3.3.1. Một số hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Dao nghèo đối với đồng bào dân tộc Dao

Thông qua thảo luận nhóm với cán bộ giảm nghèo cấp xã và hỏi ý kiếm của các hộ khi phỏng vấn, có một số hạn chế, yếu kém trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương có thể tóm tắt như sau:

-Xã trên địa bàn nghiên cứu tuy có kế hoạch dự báo số lượng hộ đồng bào dân tộc Dao thuộc diện nghèo, hộ cận nghèo cho thôn, bản nhưng trong quá trình thực hiện khảo sát còn cứng nhắc, không linh hoạt. Một số thôn bản nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu của cuộc điều tra, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo do đó kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa chính xác dẫn đến chưa phản ánh

đúng thực tế tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương, nhất là đối với các thôn bản nằm sâu trong núi cách xa với trung tâm xã nên việc tiếp cận với người dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số cán bộ xã vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện điều tra, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng như đánh giá các tiêu chí theo chuẩn nghèo đã xác định. Cơ quan chủ thể làm đầu mối các chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại địa phương còn lúng túng trong lựa chọn và triển khai thực hiện các dự án, mô hình để hỗ trợ giảm nghèo hiệu quả, bền vững.

- Một số thành viên Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện chưa chủ động trong việc phối hợp với xã được phân công phụ trách để chỉ đạo công tác điều tra, rà soát, làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.

- Một bộ phận người dân, nhất là người nghèo có tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào bao cấp của Nhà nước, không muốn vươn lên thoát nghèo, thậm chí muốn xin vào hộ nghèo để được hưởng chính sách, cùng với đó là trình độ quản lý vốn vay thấp, nên trách nhiệm sử dụng vốn vay chưa thực sự có hiệu quả, một bộ phận hộ vay chưa chấp hành đúng các quy định trong việc sử dụng vốn vay, nên khi đến hạn không trả được nợ, dẫn đến nợ quá hạn phát sinh, lãi tồn đọng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Một số hộ nghèo thuộn diện khuyết tật, bảo trợ xã hội không có khả năng làm ăn phát triển kinh tế gia đình khó có thể thotas nghèo.

- Nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ hàng năm để thực hiện còn ít, việc huy động các nguồn lực trên địa bàn còn hạn chế.

- Người dân chưa có ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường, rác thải do người dân vứt ra khắp nơi như: Ven nhà, đường làng, ngõ xóm, kênh mương, sông suối,…trong khi đó, dịch vụ môi trường ở nông thôn chưa phát triển.

- Một số hộ vay vốn tại các xã sau khi đã vay vốn thì bỏ đi làm ăn xa không về, chính quyền địa phương, thôn bản không nắm bắt kịp thời để có hướng xử lý. Dẫn đến công tác đôn đốc thu hồi lãi, nợ gốc khi đến hạn gặp nhiều khó khăn và hiện tượng này đang tăng lên tại một số xã trên địa bàn.

-Xã, cấp ủy chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách đầu tư cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nên nhiều trường hợp người vay bỏ đi làm ăn xa, bỏ đi khỏi địa phương.

- Công tác bình xét cho vay vốn vẫn còn hiện tượng nể nang, bình xét chưa đúng đối tượng như: chương trình cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

- Công tác ban hành chính sách còn bất cập, chồng chéo, có tình trạng nhiều chính sách cho một đối tượng, mức hỗ trợ thấp, manh mún như chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo,... với mức hỗ trợ như trên không đủ điều kiện tạo sinh kế cho hộ nghèo để thoát nghèo bền vững.Việc ban hành văn bản quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình của các Bộ, ngành trung ương còn chậm.

- Nhu cầu nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo rất lớn, trong khi đó điều kiện nguồn lực ngân sách địa phương còn rất khó khăn, ngân sách trung ương bố trí hàng năm thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu. Có những chính sách đã được ban hành nhưng chưa được trung ương bố trí nguồn lực để thực hiện như: Hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 -2025.

- Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo đã có bước tiến bộ, nhưng chưa toàn diện, chưa tạo nhiều sinh kế cho người nghèo, nguy cơ tái nghèo luôn tiềm ẩn nhất là mỗi khi có thiên tai, lũ bão,... Một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

- Công tác thông tin, báo cáo của một số ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo của địa phương đôi khi còn chưa kịp thời, do đó ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, báo cáo, quản lý chỉ đạo và đề ra giải pháp thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo toàn tỉnh. Công tác kiểm tra, giám sát tại cấp huyện và xã còn hạn chế.

- Các hộ dân tộc Dao đa số là nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu tập trung tại các thôn, bản nằm cách xa với trung tâm xã, nằm sâu trên đồi núi, giao thông đi lại khó khăn chưa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ổn định, mặc dù đến đầu năm 2021 đã mở đường vào các thôn bản và xây dường đường bê tông đến các

thôn, cũng như nâng cao đời sống thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó dẫn đến đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo còn gặp nhiều khó khăn, giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo đang trở nên hiện hữu. Mặt khác, số hộ nghèo của Xã An Thắng chủ yếu là nghèo theo tiêu chí thu nhập, chất lượng cuộc sống của nhóm hộ thoát nghèo và hộ cận nghèo còn ở mức thấp, chưa đảm bảo bền vững, các hộ thoát nghèo thực chất chỉ là vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn, trong năm chỉ cần gia đình có sự biến động tăng lên về nhân khẩu, gia đình có người ốm đau, các loại tài sản của hộ giảm (do hỏng hóc, bán lấy tiền chữa bệnh,...) dẫn đến tái nghèo, cận nghèo. Chúng ta đều biết rất rõ giảm nghèo đã khó, nhất là giảm nghèo có đồng bào dân tộc thiểu số, chống tái nghèo còn khó hơn, có nghĩa là phải tìm cách giảm nghèo bền vững.

- Các văn bản hướng dẫn, thông báo giá, định mức kỹ thuật ra chậm nên triển khai chưa kịp thời.

Các hạn chế, yếu kém trên đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc Dao tại Xã An Thắng huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn và sẽ được trình bày ở mục sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)