Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 49)

Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng

Như đã trình bày ở các mục trên, hầu hết số hộ nghèo dân tộc Dao chủ yếu là nghèo theo tiêu chí thu nhập, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để làm sáng tỏ thực tế thu nhập của hộ dân tộc thiểu số, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thu nhập của hộ gia đình trong các năm 2018, 2019 và 2020. Trong khi thu nhập năm 2015 được coi là xuất phát điểm vì chương trình giảm nghèo được bắt đầu thực hiện

một cách đồng bộ tại xã An Thắng từ năm 2016 theo Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020.

Vì vậy đề tài đã tiến hành điều tra 60 hộ dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo và cận nghèo ở các Thôn bản có Dân tộc Dao sinh sống và canh tác: Nà mu, Nà mòn, Khuổi làng, Phiêm pẻn, gồm 60 hộ dân tộc Dao. Kết quả điều tra cho thấy: học vấn hay số năm đi học ở bậc phổ thông bình quân của nhóm hộ điều tra này là 6,9 năm (tương ứng với lớp 6,9/hệ đào tạo 12 năm). Học vấn thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ dân tộc thiểu số. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa học vấn và thu nhập của hộ. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này sau:

Về nhân lực của hộ dân tộc Dao, cho thấy: Trong tổng số 60 hộ điều tra, mỗi hộ có bình quân 5,8 nhân khẩu.Mỗi hộ có bình quân 2,3 lao động. Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực quan trọng của hộ dân tộc Dao.

Bảng 3.6. Học vấn, nhân khẩu và lao động hộ cận nghèo và nghèo. Dân tộc Học vấn Nhân khẩu Lao động chính Dân tộc Học vấn Nhân khẩu Lao động chính

Mông 9 7,9 2,4

Dao 9,12 5,8 2,3

Nùng 12 4,6 2

Nguồn: Số liệu điều tra( 2021)

Như đã trình bày ở chương 1, đánh giá nghèo hiện nay ở xã An Thắng cũng như cả nước ta đang được thực hiện theo tiêu chí nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Tức là tiêu chí thu nhập cũng chỉ là một trong số 11 tiêu chí để đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình. Bởi vì ngoài thu nhập còn có 10 tiêu chí đánh giá tình trạng nghèo khác, được gọi là 10 tiêu chí đánh giá mức độ thiếu hụt tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như: (1) Tiếp cận dịch vụ y tế, (2) Bảo hiểm y tế, (3) Trình độ giáo dục người lớn, (4) Tình trạng đi học của trẻ em, (5) Chất lượng nhà ở, (6) Diện tích nhà

ở, (7) Nguồn nước sinh hoạt, (8) Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, (9) Sử dụng dịch vụ viễn thông, và (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Bảng 3.7. Thu nhập bình quân các năm 2018-2020

của hộ dân tộc Dao so với các dân tộc khác trong xã( Mông, Nùng)

Đơn vị tính: triệu đồng/hộ/năm

Dân tộc 2018 2019 2020 BQ 3năm

Mông 15,5 18,5 20 18,800

Dao 22 23 24 23,500

Nùng 30,5 31 32,5 31,500

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của năm 2021

Năm 2019, bình quân mỗi hộ có thu nhập 23 triệu đồng/năm, cao hơn 1 triệu đồng so với năm 2018.

Năm 2020, bình quân mỗi hộ có thu nhập 24 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 1triệu đồng so với năm 2019.

Điều đáng chú ý là thu nhập của 60 hộ điều tra được đánh giá khá đồng đều vì các giá trị thống kê của mẫu nghiên cứu như: độ lệch chuẩn (SD) và hệ số biến động (CV%) không cao, chứng tỏ rằng thu nhập của nhóm hộ này đã ở mức thấp nhất của ngưỡng nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Bảng 3.8. Thu nhập bình quân ba năm 2018-2020

của hộ dân tộc Dao so với các dân tộc khác trong xã An Thắng. Dân tộc thiểu số Triệu đồng/khẩu/ năm Triệu đồng/khẩu/ tháng Triệu đồng/ lao động/năm Triệu đồng/ lao động/ tháng Dao 5,480 0,450 11,55 1,01 Mông 4,52 0,52 10,50 0,8 Nùng 6,23 0,43 13,5 1,050 Mean 5,405 0,440 12,048 1,03

Thu nhập bình quân 3 năm 2018, 2019 và 2020 của hộ dân tộc thiểu số được trình bày ở bảng 3.8.

Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Thu nhập bình quân 3 năm nghiên cứu của các hộ điều tra đạt trung bình 5,480 triệu đồng/khẩu/năm, tính trung bình mỗi khẩu một tháng có thu nhập 0,450 triệu đồng.

Như vậy, các con số về thu nhập trên đây rất cần được quan tâm và cần có những đánh giá, nghiên cứu tiếp theo. Bởi nếu so sánh với Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 theo Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1861/QĐ-UBND ngày 6/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020 và Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 13/2/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thì tiêu chí kinh tế hộ, thu nhập năm 2019 thu nhập bình quân đầu người dân nông thôn toàn tỉnh đạt từ 33 triệu đồng/người/năm trở lên, năm 2020 đạt từ 36 triệu đồng/người/năm trở lên. Rõ ràng mức thu nhập hiện nay của đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)