Nhóm giải pháp về hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 68)

Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

3.4.9. Nhóm giải pháp về hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

nghèo dân tộc Dao

Người dân còn thiếu kiến thức về pháp luật. Vì vậy cần hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý cho họ theo các biện pháp:

- Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền về chính sách trợ giúp pháp lý. Có thể

nói không phải tất cả những đối tượng được trợ giúp pháp lý đều tìm đến Trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu khi có vấn đề pháp luật phát sinh. Nguyên nhân chính là do nhiều người vẫn chưa biết được những chính sách về trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước. Do vậy, thật sự không biết mình thuộc diện được nhà nước trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu. Vì vậy, để thực hiện trợ giúp pháp lý thì trước tiên phải làm cho người được trợ giúp pháp lý biết về chính sách trợ giúp pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của họ, về người và tổ chức trợ giúp pháp lý, các địa chỉ mà họ có thể tìm đến,… Việc tuyên truyền này cũng không thể giao hết cho Trung tâm trợ giúp pháp lý, Phòng Tư pháp xã An Thắng mà phải là trách nhiệm của hệ thống chính trị, nhất là chính quyền cơ sở, nơi gần gũi với nhân dân sẽ hướng dẫn cho các đối tượng tìm đến Trung tâm trợ giúp pháp lý, Phòng Tư pháp lý khi có vướng mắc pháp luật. Công tác này còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Phổ biến sâu rộng Luật trợ giúp pháp lý đến toàn thể quần chúng nhân dân để mọi người dân nắm bắt được quyền lợi của mình.

- Thứ hai, nâng cao tính chủ động của đối tượng được trợ giúp pháp lý: có thể nói, trong thời gian qua, hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý chủ yếu xuất phát từ các hoạt động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý mà điển hình là Phòng tư pháp huyện cần phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý. Các đối tượng được trợ giúp pháp lý là chủ thể thụ hưởng nhưng lại ít khi đến chủ động tìm đến Phòng tư pháp và Trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu giúp đỡ. Do đó, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý chủ động thực hiện quyền yêu cầu được trợ giúp của mình. Có như thế, công tác trợ giúp pháp lý mới thực sự đi sâu

vào đời sống nhân dân, chứng tỏ người dân ngày càng biết đến hoạt động này cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng cao.

- Thứ ba, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý.

Công tác quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý là một nội dung quan trọng của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cũng như bảo đảm pháp luật về trợ giúp pháp lý được tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội. Để công tác quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý trợ giúp pháp lý hiện nay cần tập trung vào các giải pháp sau đây:

+ Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của UBND xã, Phòng Tư pháp đối với công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương, tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý công tác trợ giúp pháp lý.

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ, chính quyền địa phương về vai trò của cơ quan tư pháp trong quản lý lĩnh vực trợ giúp pháp lý ở địa phương.

+ Phòng Tư pháp tham mưu cho Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND Xã chỉ đạo việc thực hiện phối hợp công tác trợ giúp pháp lý chủ yếu mang tính áp dụng thực tiễn tại địa phương, phục vụ trực tiếp mục tiêu cải cách tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giúp Chủ tịch UBND xã xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp pháp lý của địa phương. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện trợ giúp pháp lý có trọng điểm, bảo đảm sự hài hòa việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở các xã, thị trấn và các đối tượng thụ hưởng trợ giúp pháp lý; phát triển nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý.

- Thứ tư, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng của cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý. Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, lòng nhiệt thành và trách nhiệm của cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý hiệu quả.

- Thứ năm, xây dựng đội ngũ cộng tác viên. Để có nguồn nhân lực đảm bảo cho công tác trợ giúp pháp lý thì cần thu hút được đội ngũ cộng tác viên là những người có trình độ pháp luật, có tâm huyết làm trợ giúp pháp lý, nhất là lực lượng luật sư, luật gia,… Điều này cũng là cách để xây dựng thương hiệu trợ giúp pháp lý trước khi hoàn thiện về mặt kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ trợ giúp viên để đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)