Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 31)

Chương 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương liên quan đến giảm nghèo bền vững

Nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo đã từng bước được thể chế hóa thông qua việc xây dựng pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu và chính sách cụ thể với phương châm mang tính nguyên tắc đó là “kết hợp hài hòa giữa tăng

trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội”,“thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư”. Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, Việt

Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002 (sớm hơn 13 năm so với mục tiêu và sớm hơn 8 năm so với kết quả chung của toàn cầu). Kết quả to lớn này đã tạo nền tảng quan trọng cho quá trình tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia.

Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22% năm 2005 xuống 9,45% năm 2010 (chuẩn cũ) và từ 14,2% năm 2010 xuống 9,6% năm 2012 (chuẩn giai đoạn 2011-2015). Ở các xã và thôn, bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 47% năm 2006 xuống 28,8% năm 2010. Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo theo các nghị quyết của Quốc hội hàng năm, 5 năm cho thấy, giai đoạn 2005 - 2012 tỉ lệ giảm nghèo cả nước đều đạt và vượt chỉ tiêu, bình quân giai đoạn này, mỗi năm giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 2,3 - 2,5%. Về quy mô, kết quả giảm nghèo diễn ra ở tất cả các vùng, miền, thành thị và nông thôn trong các nhóm đối tượng. Năm 2005, có 6 vùng tỉ lệ nghèo ở mức trên 20%, năm 2010 có 4 vùng tỉ lệ nghèo trên 20%, đến năm 2011 chỉ còn 2 vùng có tỉ lệ nghèo trên 20% (miền núi Đông Bắc và miền núi Tây Bắc). Năm 2012 chỉ còn miền núi Tây Bắc có tỉ lệ hộ nghèo 28,55% và 62 huyện 30a, 30 huyện được áp dụng cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng

theo Nghị quyết 30a chủ yếu tập trung ở các khu vực này (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

Kết quả giảm nghèo bền vững dưới sự tác động của vai trò quản lý nhà nước đã được thể hiện rõ ở các địa phương cơ sở thời gian qua. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:

a) Huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi)

Kinh nghiệm của huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi là: "Phải có một

đánh giá tổng quát". Chương trình khuyến khích người dân tạo ra sản phẩm đối với

huyện miền núi Sơn Tây không ngoài sản phẩm gì khác là keo, mì và lúa nước. Việc đánh giá phương thức đầu tư, hỗ trợ là cần thiết, bởi Sơn Tây cũng chưa biết “tìm lối đi” như thế nào cho phù hợp. Quan điểm của Sơn Tây về trồng cây gì khác biệt là rất khó khăn, bởi chưa có cơ quan nào đánh giá Sơn Tây thích hợp trồng loại cây gì. Đơn cử như cá tầm, mắc ca, huyện cũng chỉ mò mẫm để làm. Để phát triển bền vững, huyện mời Viện Khoa học Tây Nguyên về khảo sát, đánh giá địa hình để xây dựng mạng lưới cây trồng một cách khoa học. Trước đây, Sơn Tây có làm, nhưng tốn nhiều tiền mà không hiệu quả. Hầu như các quy hoạch chỉ là sao chép, không đáp ứng được nhu cầu phát triển riêng biệt của địa phương. Muốn thoát nghèo bền vững và phát triển phải có một đánh giá tổng quát trên phương diện của từng địa phương cụ thể. Rõ ràng là vai trò của các tổ chức khoa học, các nhà khoa học đã được thể hiện rõ đối với công cuộc giảm nghèo ở địa phương miền núi này.

b) Xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)

Đồng Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện 30a Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 80km. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao lên tới 60,63% vào năm 2008, đến nay với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ đầu tư cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp nhau vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt,... nhiều hộ trong xã đã thoát khỏi đói nghèo. Theo cách tiếp cận đa chiều trong giai đoạn mới, Đồng Sơn đang nỗ lực giúp đồng bào dân tộc thoát khỏi cái nghèo về thu nhập và những thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ địa phương này là: Trao quyền, hỗ trợ có điều kiện, tạo trách nhiệm và động lực vươn lên thoát nghèo.

Tóm lại, thực tiễn ở nước ta đã có nhiều địa phương có những cách làm,

những kinh nghiệm khác nhau để giảm nghèo và các liên quan đến giảm nghèo. Xuất phát từ việc thực hiện ở một số địa phương trong nước đã nêu ở trên, có thể rút ra những kinh nghiệm cho các hộ dân tộc Dao tại xã an Thắng, huyện Pác nặm, tỉnh Bắc Kạn về quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững áp dụng cho thời gian tới như sau:

- Cần đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, vai trò quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người nghèo dân tộc Dao, cùng với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư nhằm tạo thêm động lực hỗ trợ cho người nghèo nâng cao trách nhiệm, nỗ lực để cải thiện cuộc sống của mình.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong việc điều hành và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành trung ương để đảm bảo lồng ghép chính sách và nguồn lực, đồng thời phân cấp trách nhiệm nhiều hơn cho các địa phương, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ trực tiếp trong quá trình tổ chức thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm giải pháp thoát nghèo phù hợp với điều kiện của mình.

- Phát huy nỗ lực vươn lên, khuyến khích sự chủ động tham gia của người nghèo, cộng đồng dân cư cùng với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là điều kiện để nâng cao khả năng thoát nghèo.

- Lấy người nghèo dân tộc thiểu số làm trung tâm để hoạch định chính sách, để tác động và đầu tư, phải tập trung đẩy lùi lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí và mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần nhân dân, coi đó là “chìa

khóa” để XĐGN bền vững, lưu ý luôn luôn đặt yêu cầu chống tái nghèo làm

trung tâm của hoạch định chính sách cho chương trình giảm nghèo bền vững. - Nội dung quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững là từ chính sách chung được ban hành phải biết rõ mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán khác nhau để triển khai thực hiện phù hợp, như vậy mới có thể phát huy tối

đa hiệu quả. Cần có thêm các chính sách đặc thù phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Các bài học quý trên đây ở các địa phương, rất đáng được tham khảo, vận dụng đối với triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại xã An Thắng, huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.

1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Giảm nghèo ở Việt Nam không chỉ là vấn đề chính sách mà còn là một vấn đề xã hội nổi bật, là chủ đề của rất nhiều các nghiên cứu, đánh giá được thực hiện bởi các tổ chức trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về giảm nghèo đã được thực hiện từ rất sớm, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, gắn liền với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững đang được đặt ra cấp thiết, các cấp các ngành và toàn xã hội đang vào cuộc để thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vừa qua bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm về hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, xác định bước đi, huy động nguồn lực đến tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững. Những bất cập này cần được phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Để giải quyết đói nghèo hiện nay, không chỉ ở phạm vi mỗi Quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, bởi lẽ đói nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, mà nó còn là vấn đề nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn thuộc các cơ quan, đơn vị ở nhiều cấp, ngành và địa phương khác nhau đã có nhiều nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo ở các góc độ khác nhau.

Theo tác giả Trần Lệ Thị Bích Hồng (2018), trong công trình nghiên cứu của mình về ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ nghèo dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, một huyện nghèo trong diện 30a của tỉnh Thái Nguyên, tác giả cho biết: Trong những năm gần đây, xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số luôn được các cấp, các ngành ở huyện Võ Nhai quan tâm, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai không ngừng giảm đi. Các vấn đề này có những vấn đề mới nổi, cũng có những vấn đề đã tồn tại từ lâu và nay trở thành

vấn đề đáng chú ý, vấn đề then chốt trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo và ảnh hưởng của các chính sách đó đến sinh kế người dân đặc biệt là người dân tộc Dao. Để nâng cao hiệu quả của một chính sách hay chương trình, việc đánh giá ảnh hưởng của các chính sách cần phải được thực hiện để hiểu được các khoản đầu tư, các chính sách hỗ trợ có thực sự đem lại hiệu quả hay không. Nếu nhìn nhận một cách chủ quan, những kết quả đạt được tưởng như do chính sách đem lại nhưng thực tế lại là một kết luận chưa chính xác. Do vậy, việc ảnh hưởng của chính sách phải chỉ rõ được những bằng chứng chứng minh sự thay đổi nào gắn với những ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách cụ thể.

Nhìn chung, để giảm nghèo bền vững các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về kinh tế - xã hội, lao động - việc làm đều cho rằng, cần hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nghề cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có.

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giảm nghèo. Các nghiên cứu thảo luận các vấn đề trên nhiều cấp độ và các khía cạnh khác nhau là khá toàn diện, bao gồm cả về thực trạng nghèo đói, phạm vi đối tượng hưởng lợi, sử dụng các phương pháp truyền thống cũng như hiện đại để phân tích sự ảnh hưởng của chính sách đến giảm nghèo, quan điểm giảm nghèo đa chiều từ đó chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở các địa phương, nhất là địa phương miền núi, các nghiên cứu đã làm rõ những hạn chế, bất cập, chồng chéo của công tác giảm nghèo hiện nay, để từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm giảm nghèo có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, nhấn mạnh đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)