Nguyên nhân nghèo đối với đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 52)

Chương 3 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Hạn chế, yếu kém về chương trình giảm nghèo đối với đồng bào

3.3.2. Nguyên nhân nghèo đối với đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng

3.3.2.1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên - xã hội

- Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hạn chế trong tiếp cận thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực thấp; rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư; thiếu việc làm. Người nghèo dân tộc Dao ở đây thiếu kiến thức khoa học công nghệ, cũng như kiến thức thị trường sản phẩm và các kiến thức quan trọng khác. Chưa đa dạng được sinh kế do người dân sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình do đó sản xuất ngày càng bị lạc hậu và tụt dần trước sự phát triển kinh tế bên ngoài.

- Năng lực quản lý, điều hành chương trình giảm nghèo của xã An Thắng nhìn chung còn hạn chế, do nhận thức của người dân còn hạn chế, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của nhà nước.

3.3.2.2. Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế chính sách

- Hệ thống chính sách phát triển KT-XH dành cho vùng DTTS, MN và vùng KT-XH ĐBKK chưa thực sự đồng bộ; cơ chế thực thi chính sách còn thiếu

những đổi mới mang tính đột phá. Mặt khác, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi chỗ còn chưa chặt chẽ, hiệu quả, nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức còn phiến diện, chưa thật lòng quan tâm đến công tác giảm nghèo.

- Địa phương nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, chủ yếu nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương, khó có thể lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách dân tộc, trong khi đó ngân sách Trung ương chưa bố trí được nguồn vốn riêng để thực hiện một số chính sách, do vậy không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được phê duyệt

- Chưa có bộ máy hay cơ quan theo dõi công tác dân tộc ổn định, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và mang tính liên tục, kịp thời để phục vụ mục tiêu theo dõi, quản lý và tham mưu chính sách. Mặt khác, vẫn còn hơn 10 đầu mối xây dựng, quản lý chính sách dân tộc, trách nhiệm chưa thật rõ ràng; năng lực của đội ngũ cán bộ theo dõi công tác dân tộc còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

- Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm ngư, chính sách giáo dục - đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và đầu tư nguồn lực còn hạn chế.

3.3.2.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về thiếu thông tin

Tỷ lệ hộ nghèo cao, thiên tai, dịch bệnh; thiếu việc làm, thu nhập thấp; tỷ lệ trẻ em bỏ học cao… vẫn đang là thách thức lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, do địa hình chia cắt, núi non hiểm trở, do mặt bằng dân trí thấp, do hạn chế về nguồn lực đầu tư… trong đó có yếu tố do “ thông tin”.

3.3.2.4. Nhóm nguyên nhân thuộc về vốn và tín dụng

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, người nghèo, nhất là người nghèo dân tộc thiểu số thường thiếu thốn đủ thứ, trong đó có thiếu vốn. Do người nghèo khó tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Vì vậy cần có cơ chế huy động vốn và tín dụng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số.

3.3.2.5. Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân hộ nghèo

- Do chính bản thân hộ nghèo không biết cách làm ăn, không có hoặc thiếu vốn để sản xuất, gia đình đông con, ít người làm, do chi tiêu lãng phí bừa

bãi, lười lao động. Ngoài ra còn một bộ phận không nhỏ người nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên chưa chủ động vươn lên để thoát nghèo. Nguồn thu chủ yếu của các hộ gia đình ở đây chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Do có nhiều ruộng đất nhưng trình độ quy hoạch sử dụng cũng như canh tác chưa hợp lý nên năng suất chưa cao ở các nhóm hộ nghèo.

- Tự bản thân người nghèo đã có nhiều hạn chế trong tiếp cận với chương trình giảm nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số lại càng có nhiều khó khăn và hạn chế hơn rất nhiều trong tiếp cận với chương trình giảm nghèo. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo dân tộc thiểu số nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “cả nước chung tay vì người nghèo”; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

3.3.3. Kết quả đánh giá của đồng bào dân tộc Dao về chương trình giảm nghèo ở xã An Thắng

Đánh giá của 60 hộ gia đình dân tộc Dao các thôn: Nà mu, Nà mòn, Phiêng pẻn và Khuổi làng về chương trình giảm nghèo đang triển khai tại địa phương, kết quả cho thấy: Về chất lượng cuộc sống trong vòng 3 năm qua đã diễn ra như thế nào, trong tổng số 60 ý kiến thì có tới 32 hộ ý kiến (chiếm tỷ lệ 50,02%) cho là chất lượng cuộc sống của hộ gia đình dân tộc thiểu số đã thay đổi theo hướng tốt hơn về khía cạnh thu nhập cũng như các dịch vụ xã hội khác như đi lại, y tế chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Có 20 hộ ý kiến (chiếm tỷ lệ 20%) cho là chất lượng cuộc sống của hộ gia đình không thay đổi, đặc biệt có 8 hộ ý kiến (chiếm tỷ lệ 0,8%) cho là chất lượng cuộc sống thậm chí còn xấu hơn so với trước đây, khi chưa có chương trình giảm nghèo (Bảng 3.8). Đây là một điểm rất cần chú ý để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đánh giá về nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc sống của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, các ý kiến đều tập trung vào năm nguyên nhân

chủ yếu như: (1) Do cơ sở hạ tầng đường, trường, trạm đã tốt hơn; (2) Thu nhập nông nghiệp đã cao hơn trước đây do chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất bằng các vật tư nông nghiệp (giống cây, con, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…), huấn luyện đào tạo về khoa học kỹ thuật nông nghiệp,…(3) Cơ hội giáo dục hiện nay tốt hơn trước khi có chương trình giảm nghèo bởi trường lớp tốt hơn, phương tiện dụng cụ phục vụ giảng dạy nhiều và tốt hơn, thầy cô chăm lo học sinh tốt hơn, do cơ sở trường lớp tốt hơn, thầy cô giáo đã có thu nhập ổn định, yên tâm công tác. Hơn nữa học sinh trường bán trú được hỗ trợ tiền theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg và Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên theo Nghị định số 74, Nghị định số 86/NĐ-CP 587, cấp gạo cho học sinh theo Quyết định số 36/QĐ-TTg và Nghị định số 116/2016/NĐ-CP,… (4) Cơ hội kinh doanh tốt hơn, tạo nhiều cơ hội để có thể phát triển kinh doanh, thương mại, dịch vụ, và đặc biệt (5) Có nhiều cơ hội việc làm trong nông thôn, nhất là đối với hộ dân tộc thiểu số thông qua các chương trình xuất khẩu lao động, làm công nhân trong các khu công nghiệp ở thành phố Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội,… và do được vay vốn để tạo việc làm, cho vay hộ nghèo và cận nghèo phát triển sản xuất, cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ việc làm quốc gia,….

Bảng 3.8. Đánh giá của người dân về thay đổi chất lượng cuộc sống Ý kiến về thay đổi chất lượng cuộc sống Số ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến về thay đổi chất lượng cuộc sống Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Tốt hơn 32 60,20

Không thay đổi 20 20

Xấu hơn 8 10,80

Tổng số 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích 2021

Qua bảng 3.8. Đánh giá của người dân về thay đổi chất lượng cuộc sống thì ta nhận thấy:

- Chất lượng cuộc sống tốt hơn là 32 trong tổng số 60 phiếu điều tra và phỏng vấn chiếm (60,20%).

- Chất lượng cuộc sống không thay đổi có 20 phiếu trong trổng 60 phiếu điều tra và phỏng vấn chiếm (20%).

- Chất lượng cuộc sống xấu hơn thì có 8 ý kiếm trong tổng số 60 phiếu điều tra và phỏng vấn chiếm (10,80%).

Như vậy qua số phiếu điều tra và phỏng vấn ta nhận thấy chính sách về giảm nghèo tại xã An Thắng cũng như tại các thôn bản mà dân tộc Dao sinh sống đã có nhiều thay đổi về chất lượng cuộc sống cũng như đời sống của người dân tại đây ngày sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về nguyên nhân chính làm cho cuộc sống được cải thiện

Ý kiến về nguyên nhân chính làm cho đời

sống được cải thiện Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Cơ sở hạ tầng tốt hơn 15 30

Thu nhập nông nghiệp cao hơn 23 46

Cơ hội giáo dục tốt hơn 12 24

Cơ hội kinh doanh tốt hơn 5 0.5

Cơ hội việc làm tốt hơn 5 0.5

Tổng số 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích năm 2021

Đánh giá về tác động của chương trình giảm nghèo, các ý kiến của hộ dân tộc thiểu số tập trung vào: (1) Chương trình đã hỗ trợ tư liệu sản xuất, hỗ trợ máy móc thiết bị, hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, cải tạo ao nuôi,…. Đây là những tư liệu, thiết bị mà bản thân hộ dân tộc thiểu số không thể tự có được; (2) Nâng cao thu nhập, bao gồm cả thu nhập nông nghiệp và thu nhập hỗn hợp; (3) Tạo việc làm thông qua các chương trình xuất khẩu lao động, làm công nhân trong các khu công nghiệp ở thành phố Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh,

Hà Nội,… và do được vay vốn để tạo việc làm, cho vay hộ nghèo và cận nghèo phát triển sản xuất, cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ việc làm quốc gia; (4) Được đào tạo nghề, tổ chức điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (5) Nâng cao được năng suất nông nghiệp thông qua đầu tư các yếu tố đầu vào và tiết kiệm chi phí sản xuất; (6) Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và khả năng tiếp cận y tế và giáo dục.

Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số 60 ý kiến thì có tới 15 ý kiến, chiếm tỷ lệ 30% cho là cơ sở hạ tầng đã tốt hơn trước đây. Có 23 ý kiến (chiếm tỷ lệ 46%) cho là thu nhập nông nghiệp của hộ dân tộc thiểu số đã cao hơn trước đây. Có 12 ý kiến (chiếm tỷ lệ 24 %) cho là cơ hội giáo dục phổ thông đã tốt hơn. Có 5 ý kiếm (chiếm tỷ lệ 5%) cho là cơ hội kinh doanh tốt hơn và 5 ý kiến (chiếm 5%) cho là cơ hội việc làm đã tốt hơn.

Bảng 3.10. Đánh giá của hộ dân tộc thiểu số về tác động của chương trình giảm nghèo

Ý kiến về tác động của chương trình giảm nghèo

Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ về tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị 0 o

Nâng cao thu nhập 22 44

Tạo việc làm 10 20

Đào tạo nghề 10 20

Nâng cao năng suất nông nghiệp 8 16

Lợi ích khác 0 0

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường 5 5

Nâng cao khả năng tiếp cận y tế giáo dục 5 5

Tổng số 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích năm 2021

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 60 ý kiến được đánh giá thì có tới 5 ý kiến (chiếm tỷ lệ 5%) do được hỗ trợ tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất;

có 22 hộ ý kiến (chiếm 44%) đánh giá là đã nâng cao thu nhập; 10 hộ ý kiến (chiếm 20%) cho là đã tạo được việc làm cho nông thôn; 5 hộ ý kiến (chiếm tỷ lệ 5%) cho là đào tạo nghề;10 hộ ý kiến cho là đã nâng cao được năng suất nông nghiệp thông qua đầu tư các yếu tố đầu vào và tiết kiệm chi phí sản xuất, hoặc nâng cao khả năng tiếp cận với thị trường, với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục xã hội.

Việc tổ chức rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở được thực hiện một cách công khai minh bạch và được người dân đồng tình ủng hộ.

3.4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng vững đối với đồng bào dân tộc Dao tại xã An Thắng

3.4.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền và truyền thông

Thực hiện tốt việc truyền thông giảm nghèo, bao gồm:

- Truyền thông về giảm nghèo: Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo; phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ Trung ương tới địa phương, cơ sở; Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn trên địa bàn xã, thực hiện chương trình; Phát triển, tăng cường hoạt động trang thông tin điện tử về giảm nghèo của xã An Thắng.

- Giảm nghèo về thông tin: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản; Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí,các chương trình phát thanh,chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác; Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn. Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin tại xã An Thắng.

3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế huy động vốn và tín dụng cho hộ nghèo dân tộc Dao

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

Tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn và nâng mức vay tín dụng gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Cách làm này nhằm tránh tình trạng người nghèo không sử dụng nguồn vốn vay vào sản xuất mà sử dụng vào mục đích tiêu dùng như mua xe, mua ti vi, sửa nhà,… hoặc sản xuất nhưng thiếu kiến thức sẽ thua lỗ, làm triệt tiêu động lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo.

Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ. Đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho số hộ nghèo và số hộ có nguy cơ tái nghèo, tạo mọi điều kiện để người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, vay và sử dụng vốn hiệu quả.

Không chỉ cho hộ trong diện nghèo vay vốn mà phải quan tâm đến cả nguồn vốn vay đối với những hộ đã thoát nghèo nhưng nằm sát ngay trên chuẩn nghèo để họ không tái nghèo và có cơ hội vươn lên làm giàu,… Đây chính là cách làm nhằm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc dao tại xã an thắng , huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 52)