1.2. Những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính doanh
Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tƣợng khác nhau, ảnh hƣởng đến các quyết định đầu tƣ, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích báo tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân tích báo cáo tài chính.
- Chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lƣợng phân tích báo cáo tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa
gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là nền tảng của việc phân tích.
Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp, ngƣời phân tích có thể thấy đƣợc tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nƣớc không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tƣơng lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Trình độ cán bộ phân tích
Có đƣợc thông tin phù hợp và chính xác nhƣng tập hợp và xử lý thông tin đó nhƣ thế nào để đƣa lại kết quả phân tích báo cáo tài chính có chất lƣợng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào tŕnh độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập đƣợc, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của ngƣời phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là ngƣời làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích báo cáo tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.
- Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Ngƣời ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tƣơng ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tƣơng tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết đƣợc vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá đƣợc thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.