2.2 .Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy
3.2. Thương mại về nông nghiệp của Việt nam
3.2.1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế vĩ mô có những biến động theo chiều hướng xấu, và sự tập trung quá mức trong hơn mười năm qua vào khu vực công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã để lại những khó khăn rất lớn mà khu vực kinh tế truyền thống này phải gánh chịu.
Trong giai đoạn 2005-2016, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù giá trị tổng sản phẩm trong nước vẫn tăng liên tục từ 1.588 triệu tỷ đồng năm 2005 lên đến 3.054 triệu tỷ đồng năm 2016 và giá trị tổng sản phẩm các khu vực kinh tế như dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, và nông lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng liên tục, nhưng cơ cấu và tốc độ tăng trưởng có biểu hiện thay đổi quan trọng.
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016 TĐTBQ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2016 (%/năm) Toàn quốc 1.588.646 1.699.501 1.820.667 1.923.749 2.027.591 2.157.828 2.292.483 2.412.778 2.543.596 2.695.796 2.875.856 3.054.470 6,12 1 Nông, lâm và thủy sản 342.811 355.831 369.905 387.262 394.658 396.576 413.368 425.446 436.642 451.659 462.536 468.845 2,89 2 Công nghiệp- Xây dựng 605.516 649.657 697.499 726.329 769.733 693.351 746.069 801.217 841.953 896.042 982.411 1.056.866 5,32 3 Dịch vụ 640.319 694.013 753.263 810.158 863.200 797.155 856.691 914.177 975.592 1.035.726 1.101.236 1.178.047 5,79 4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm .. .. .. .. .. 270.746 276.355 271.938 289.409 312.369 329.673 350.712 4,46 Toàn quốc 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,12
1 Nông, lâm và thủy sản 0,82 0,83 0,95 0,38 0,09 0,78 0,53 0,46 0,59 0,40 0,22 0,55
2 Công nghiệp- Xây dựng 2,78 2,82 1,58 2,26 -3,77 2,44 2,41 1,69 2,13 3,20 2,59 1,83 3 Dịch vụ 3,38 3,49 3,12 2,76 -3,26 2,76 2,51 2,55 2,36 2,43 2,67 2,25 4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm .. .. .. .. .. 0,26 (0,19) 0,72 0,90 0,64 0,73 0,51 Tỷ đồng TT Hạng mục 2011 2012 2013 2014 2015
Hiệ n trạng GDP các ngành kinh tế ở Việ t Nam giai đoạn 2005-2016 (Giá so sánh 2010)
Đóng góp the o điể m % của các ngành kinh tế vào tăng trƣởng kinh tế ở Việ t Nam giai đoạn 2005-2016
Hình 3.5: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, đạt 6,68%,.
Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng trưởng cả giai đoạn 2011-2016 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006- 2010).
Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010 đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch, chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.
Xem xét tăng trưởng giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế cho thấy, khu vực công nghiệp, xây dựng đã dần lấy lại đà tăng trưởng cao trong khi sự cải thiện tăng trưởng khu vực dịch vụ có dấu hiệu chậm lại, riêng khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng có dấu hiệu giảm sút.
Bảng 3.2: Tỷ trọng GDP các ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016
TĐTBQ
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 (%/năm)
1 Nông, lâm và thủy sản 21,58 20,94 20,32 20,13 19,46 18,38 18,03 17,63 17,17 16,75 16,08 15,35 2,89
2 Công nghiệp- Xây dựng 38,12 38,23 38,31 37,76 37,96 32,13 32,54 33,21 33,10 33,24 34,16 34,60 5,32 3 Dịch vụ 40,31 40,84 41,37 42,11 42,57 36,94 37,37 37,89 38,35 38,42 38,29 38,57 5,79 4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm .. .. .. .. .. 12,55 12,05 11,27 11,38 11,59 11,46 11,48 4,46
Tỷ trọng GDP các ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016 (Giá so sánh 2010)
TT
So sánh giữa hai năm 2005 và 2016, cơ cấu giá trị tổng sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 22% xuống còn 15%. Khu vực nông lâm thủy sản chứng kiến sự sụt giảm tăng trưởng liên tiếp trong năm 2008-2013, từ mức 4,69% năm 2011 xuống 2,63% năm 2013, sau đó cải thiện nhẹ trong năm 2014 nhưng quay lại xu hướng sụt giảm ngay trong năm 2016. Ước tính cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng của khu vực NLTS đạt khoảng 3,05%, thấp hơn mức 3,53% của giai đoạn 2006-2010.
Khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng cao nhất trong ba khu vực, bình quân 7,8%/năm giai đoạn 2005-2010, đã giữ vai trò là động lực cho tăng trưởng chung. Tuy nhiên, trong những năm gần đây 2015-2016, tăng trưởng của khu vực dịch vụ lại cải thiện chậm.
Trong khi đó, nhờ những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất và sự cải thiện của tổng cầu, khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng trưởng mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015, đạt 9,64% so với cùng kỳ và trở thành khu vực dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Hình 3.6: Chỉ số phát triển các ngành kinh tế ở Việt Nam
Điều này cho thấy vai trò của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản trong nền kinh tế ngày càng giảm đi, trong tương quan so sánh với dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Sự thay đổi này phản ánh sự tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, r ràng là tốc độ thay đổi cơ cấu tổng giá trị sản phẩm trong nước là rất chậm, cho thấy có sự trì trệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia. Tốc độ tăng trưởng của hai khu vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng không đủ nhanh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về giá trị tuyệt đối, giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản từ năm 2010 đã gần 400 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 20 tỷ USD/năm. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản cũng có những đóng góp hết sức quan trọng cho nền kinh tế quốc gia thông qua xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam liên tục tăng từ năm 2005 cho đến nay, và từ 2011 đã vượt cột mốc 20 tỷ USD, đến năm 2016 đạt hơn 32 tỷ USD. Về tỷ trọng, nông lâm thủy sản cũng có đóng góp rất quan trọng khi luôn chiếm giữ trên 20% trị giá hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh những con số biểu thị sự tăng trưởng đó, r ràng có sự suy thoái kinh tế toàn diện từ năm 2007 đến nay ở cả ba khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng và ở cả nền kinh tế nếu xem xét trên góc độ tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong khoảng 7,5% từ 2000 đến 2007 và bắt đầu tuột dốc từ 2007, và giảm đến mức 5,25% ở năm 2012, tức là giảm gần 3%. Trong ba khu vực kinh tế, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản luôn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với hai khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tốc độ tăng trưởng khu vực này thường không vượt quá 4,2% và có biểu hiện dao động mạnh, không ổn định. Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng của khu vực này chỉ là 2,41% và năm 2016 là 1.36%.
Hình 3.7: Giá trị sản xuất các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp
Nguồn: Tổng cục Thống kê