Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cộng đồng kinh tế asean tới ngành nông nghiệp việt nam (Trang 68 - 73)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy

3.3 Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam

Việt Nam, nền kinh tế với quy mô 170 tỷ đô la Mỹ, chủ yếu phụ thuộc vào sự hội nhập với các thị trường khu vực và quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 154,9% GDP và các ngành nông nghiệp, công nghiệp dệt may và giày da của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Giao thương với nước ngoài là một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân trong những thập kỉ gần đây.

Là một thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và thịnh vượng trong thập niên tới. Tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ có các tác động đáng kể tới nền kinh tế và thị trường việc làm của các nước. Sự tăng trưởng của các dòng thương mại và đầu tư sẽ đẩy mạnh nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị cao. Điều này sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng suất và kỹ năng của người lao động.

Tuy nhiên các lợi ích về kinh tế và việc làm từ AEC sẽ không được phân chia đồng đều. Nếu quản lý không tốt, các nước sẽ bỏ lỡ cơ hội mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tạo ra, cụ thể là đẩy mạnh hội nhập để mang lại lợi ích cho tất cả lao động nam nữ trong khối và để giải quyết hàng loạt vấn đề về sự mất cân đối trong thị trường lao động hiện tại. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu

ngoạn mục về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, gần một nửa lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với năng suất và thu nhập thấp. Khoảng 3/5 lao động Việt Nam hiện đang làm các công việc dễ bị tổn thương. Việt Nam chiếm 1/6 tổng lực lượng lao động của khu vực ASEAN (khoảng 300 triệu người), do đó sự thành công trong quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam sẽ có những tác động to lớn đến toàn khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần ưu tiên một số lĩnh vực then chốt sau: xây dựng một khung chính sách nhằm nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp đồng thời đa dạng hóa các ngành công nghiệp; mở rộng hệ thống an sinh xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đầu tư vào quan hệ lao động và thương lượng tập thể; và tăng cường bảo trợ và công nhận kỹ năng của lao động di cư.

Dựa trên báo cáo của ADB và ILO, các mô phỏng từ mô hình cho thấy các giải pháp chính sách về thương mại trong khuôn khổ AEC sẽ mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và việc làm cho Việt Nam bởi Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào thương mại quốc tế (xem hình 3.16). Theo dự báo từ mô hình, đến năm 2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng 14,5% so với bối cảnh không tăng cường hội nhập. Các mô phỏng cũng cho thấy tổng việc làm sẽ tăng với tỷ lệ thô là 10,5%. Tuy nhiên khoảng 2/3 số việc làm tăng thêm này là việc làm dễ bị tổn thương. Điều đó cho thấy chất lượng việc làm còn ở mức thấp, mặc dù sự hội nhập AEC có thể mang lại những lợi ích chung cho Việt Nam.

Hình 3.16: Chỉ tiêu kinh tế và thị trƣờng việc làm Việt Nam khi hội nhập AEC

Nguồn: ADB và ILO Những thành tựu kinh tế đáng kể mà Việt Nam đã đạt được trong những thập niên gần đây là nhờ vào sự chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao hơn. Từ năm 1996 đến 2013, tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp giảm từ 70% xuống còn 46,8%, trong khi đó tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp tăng từ 10,6% lên 21,2%. Tương tự, tỷ trọng việc làm của ngành dịch vụ tăng từ 12,6% lên 32%. Với thu nhập cao hơn từ ngành sản xuất chế tạo, Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa và đẩy mạnh sản xuất chế tạo hơn nữa. Tuy nhiên 2/3 số việc làm trong khu vực sản xuất chế tạo tập trung chủ yếu vào 3 nhóm ngành: dệt may, chế biến thực phẩm và luyện kim.

Các mô phỏng cho thấy AEC sẽ đẩy mạnh các xu hướng chuyển đổi cơ cấu hiện tại. Tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp sẽ tăng lên tới 23,5% tổng việc làm vào năm 2025, với tỷ trọng của ngành dệt may và xây dựng tương ứng là 5,7% và 8%. Với sự mở rộng đáng kể của ngành mậu dịch và vận tải hàng hóa, dịch vụ sẽ trở thành khu vực tạo việc làm chủ lực trong nền kinh tế, chiếm 41,3% tổng việc làm của cả nước.

Trái lại, tỷ trọng việc làm của ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 35,2% vào năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn tạo ra khoảng 22 triệu việc làm cho người lao động, tăng 2 triệu lao động so với bối cảnh không hội nhập AEC.

Trong bối cảnh đó, nâng cao năng suất lao động trong ngành nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt, bên cạnh đó là đẩy mạnh kinh doanh nông nghiệp trong thời kỳ nông nhàn, nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn.

Nếu so với lực lượng dân số và lao động nông thôn, mặc dù tốc độ tăng trưởng và sự đóng góp của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm dần, nhưng trách nhiệm bảo đảm sinh kế và tạo ra cơ hội công ăn việc làm của khu vực này lại hết sức quan trọng đối với quốc gia.

Các số liệu thống kê cho thấy trong khi khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ tạo ra được chưa đầy 20% tổng giá trị sản phẩm trong nước nhưng phải nuôi sống đến hơn 2/3 dân số và tạo ra việc làm cho gần 50% lao động cả nước. Chính vì vậy, năng suất lao động (tính bằng giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản trên lao động) của khu vực này rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 8 triệu đồng/lao động/năm tính theo giá cố định 2010, và tăng với tốc độ rất thấp 0,66%/năm trong suốt giai đoạn 2005-2016. Do năng suất lao động thấp nên thu nhập của khu vực nông thôn, mặc dù tính cả các nguồn phi nông nghiệp, vẫn rất thấp.

Các con số này cho thấy nông nghiệp không những có vai trò kinh tế quan trọng mà còn là chỗ dựa cho dân số và lao động quốc gia khi dịch vụ và công nghiệp chậm phát triển, trong khi bản thân khu vực này cũng rơi vào tình trạng trì trệ. Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có vai trò kinh tế không cao so với hai khu vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, nhưng vai trò xã hội của nó hết sức to lớn, nhất là tạo ra công ăn việc làm và gánh đỡ cho nên kinh tế quốc gia khi khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn suy thoái kinh tế từ 2008 đến nay, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản lại phát huy vai trò đắc lực trong việc giảm chỉ số giá tiêu dùng, giảm áp lực lạm phát thông qua việc cung cấp nguồn hàng nông sản thực phẩm dồi dào và phong phú và duy trì được mức tăng giá thấp và ổn định. Nhờ đó, người tiêu dùng đô thị giảm được gánh nặng chi tiêu cho lương thực và thực phẩm, cân đối tốt hơn nguồn thu nhập và chi tiêu cho đời sống gia đình. Như vậy, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản góp phần ổn định kinh tế - xã hội không những cho khu vực nông thôn, mà còn cho khu vực đô thị và cả nền kinh tế nói chung.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Việt Nam Tổng số lao động (nghìn người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động (nghìn người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động (nghìn người) Tỷ trọng (%) 2005 82.392,10 60.060,10 72,90 42.774,90 23.563,20 55,09 7.524,00 17,59 11.687,50 27,32 2006 83.311,20 60.265,40 72,34 43.980,30 24.280,00 55,21 8.448,70 19,21 11.251,60 25,58 2007 84.218,50 60.472,20 71,80 45.208,00 23.931,50 52,94 8.565,20 18,95 12.711,20 28,12 2008 85.118,70 60.445,60 71,01 46.460,80 24.303,40 52,31 8.985,50 19,34 13.171,90 28,35 2009 86.025,00 60.440,30 70,26 47.743,60 24.606,00 51,54 9.561,60 20,03 13.576,10 28,44 2010 86.947,40 60.431,50 69,50 49.048,50 24.279,01 49,50 10.275,66 20,95 14.493,83 29,55 2011 87.860,40 60.141,10 68,45 50.679,00 24.523,57 48,39 10.789,56 21,29 15.370,94 30,33 2012 88.809,30 60.540,10 68,17 51.422,00 24.374,03 47,40 10.901,46 21,20 16.146,51 31,40 2013 89.759,50 60.884,60 67,83 52.208,00 24.433,34 46,80 11.068,10 21,20 16.706,56 32,00 2014 90.728,90 60.693,50 66,90 52.745,00 24.420,94 46,30 11.287,43 21,40 16.983,89 32,20 2015 91.713,30 60.581,80 66,06 52.900,00 22.376,70 42,30 12.854,70 24,30 17.668,60 33,40 2016 93.421,84 60.640,00 64,91 54.100,00 22.776,10 42,10 13.200,40 24,40 18.123,50 33,50 Bình quân 87.525,51 60.466,35 69,18 49.105,84 23.988,98 49,16 10.288,53 20,82 14.824,34 30,02 Tổng số LĐXH (nghìn người) NLTS CNXD DV Năm

Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005-2016 Tổng số (nghìn người) Dân số khu vực nông thôn (nghìn người) Tỷ trọng (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cộng đồng kinh tế asean tới ngành nông nghiệp việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)