2.2 .Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy
3.4. Phân tích tác động của AEC tới ngành nông nghiệp Việt Nam sử dụng
hình trọng lực
Bảng 3.7: Kết quả mô hình trọng lực về tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam
Biến dộc lập Xuất khẩu Nhập khẩu
Hệ số chặn -53,96 (0,000) -29,961 (0,007) Ln(GDPit*GDPjt) 1,008 (0,000) 0,864 (0,008) Ln(POPit*POPjt) 0,004 (0,979) -0,065 (0,871) Ln(PCIit*PCIjt) 0,32 (0,103) 0,293 (0,867) Ln(LANit*LANjt) -0.032 (0,089) 0,215 (0,205) LnDISTij -0.028 (0,704) -0,615 (0,375) Bor 0.206 (0,137) 1,541 (0,237) LnDGDP -0.125 (0,430) -1,601 (0,096) LnDPCI -1.132 (0,064) 0,293 (0,867) LnRER 2.272 (0,000) 0,972 (0,258) Ln(OPENit*OPENjt) -0.244 (0,000) 0,122 (0,006) Asean 0.011 (0,919) 1,966 (0,062) Aec -0,712 (0,000) -0,345 (0,042) Hệ số xác định bội hiệu chỉnh (R2) 0,945 0,40 Số quan sát 300
Theo kết quả này, các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 15%, trừ nhân tố dân số, khoảng cách địa lý, khoảng cách quy mô kinh tế và thương mại trong các nước Asean. Điều đó có nghĩa, các nhân tố đều có tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi AEC được thành lập, chỉ trừ nhân tố dân số, khoảng cách địa lý, khoảng cách quy mô kinh tế và thương mại trong các nước Asean.
Từ kết quả hồi quy trong Bảng 3 cho thấy, có đến 94,5% sự thay đổi của KNXK nông sản của Việt Nam được giải thích bởi các yếu tố có trong mô hình trọng lực. Trong đó:
Biến GDP (GDPit*GDPjt) có tác động cùng chiều với KNXK nông sản của Việt Nam, cụ thể, cứ 1% tăng lên trong tích số giữa GDP của Việt Nam và GDP của nước nhập khẩu sẽ làm KNXK nông sản của Việt Nam tăng bình quân 1.01%. Điều này chứng tỏ KNXK nông sản của Việt Nam chịu sự tác động của quy mô nền kinh tế cả nước nhập khẩu nông sản cũng như bản thân nước xuất khẩu nông sản (Việt Nam).
Hệ số của biến diện tích dất nông nghiệp (LANit*LANjt) mang dấu âm thể hiện tác động ngược chiều đến KNXK nông sản của Việt Nam. Ở đây có thể hiểu, khi tích số giữa diện tích dất nông nghiệp của nước nhập khẩu và Việt Nam (chủ yếu là diện tích của nước nhập khấu) tăng sẽ làm nước nhập khẩu có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Khi đó nước nhập khẩu sẽ giảm lượng nông sản nhập khẩu dẫn dến KNXK nông sản của Việt Nam sẽ giảm xuống.
Biến tỷ giá hối đoái (REERit) có tác động lớn theo chiều hướng tích cực với KNXK nông sản của Việt Nam. Cụ thể, tỷ giá hối đoái tăng 1% sẽ làm KNXK nông sản của Việt Nam tăng bình quân 2,31%. Điều này có nghĩa giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đang chịu tác động rất lớn bởi giá của đồng đô la Mỹ (USD), đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
Yếu tố sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các nước tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông sản sẽ giảm trung bình là 1,132%.
Biến Bor có tác động tích cực tới KNXK nông sản Việt Nam. Cụ thể, những nước có chung đường biên giới thì tỷ lệ xuất khẩu nông sản tăng 0,2%.
Biến độ mở của nền kinh tế và biến giả về AEC được thành lập thể hiện tác động tiêu cực với KNXK nông sản cùa Việt Nam. Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), độ mở của nền kinh tế càng lớn, chính vì thế nền kinh tế Việt Nam càng nhạy cảm hơn với các tác động từ bên ngoài. Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ. Cuôc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu Á. Việt Nam, cho dù có trễ hơn so với các quốc gia khác, cũng bị ảnh hưởng do độ mở khá lớn của nền kinh tế. Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Trong cơ cấu xuất khẩu Việt Nam, ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng thâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản, ngành rất dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài như biến động giá cả trên thị trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng thương mại chính, các sự kiện chính trị, vv... .Các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao đối với các mặt hàng cà phê, rau quả, hồ tiêu, hạt điều và thủy sản. Riêng thị trường Nhật Bản, hầu hết các mặt hàng (gỗ và các sản phẩm từ gỗ, rau quả, thủy sản, sắn, mây tre cói thảm) đều giảm đáng kể là do nhu cầu thị trường yếu, trừ mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, XK gạo và sắn sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh do thị trường này đang quản lý chặt việc XK gạo qua đường tiểu ngạch và chuyển hướng sang nhập gạo từ Campuchia, Thái Lan, Myanmar… trong khi đó, Việt Nam chưa có các hợp đồng lớn từ các thị trường truyền thống như: Philippines, Indonesia… Vừa chịu áp lực giảm nhu cầu, gạo Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của đối thủ rất lớn là Thái Lan. Bên cạnh đó, giá nông sản thế giới giảm cũng tác động khiến giá của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam cũng trong biên độ tăng giảm khá mạnh,
cùng với việc chưa kiểm soát được kéo theo hệ lụy nhiều thị trường lớn “e ngại” sản phẩm nông sản của Việt Nam. Mặt hàng tôm của Việt Nam chưa thâm nhập được vào thị trường Australia vì họ chưa công nhận Việt Nam là quốc gia sạch bệnh. Hàn Quốc cũng không nhập sắn lát của Việt Nam vì nghi nhiễm chì…
Đối với kim ngạch nhập khẩu, các nhân tố có ý nghĩa thống kê là độ mở của nền kinh tế, GDP, khoảng cách quy mô kinh tế, việc gia nhập ASEAN và AEC được thành lập. Cụ thể như sau:
Yếu tố quy mô kinh tế có ảnh hưởng quan trọng và tích cực đến kim ngạch nhập khẩu nông sản Việt nam. Quy mô kinh tế của Việt Nam và đối tác thương mại tăng 1% thì kim ngạch nhập khẩu ngành hàng nông sản của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ tăng thêm 0,864%.
Độ mở nền kinh tế tăng 1% thì kim ngạch nhập khẩu tăng 0,122%.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa Việt Nam và đối tác thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Sự khác biệt quy mô kinh tế tăng 1% thì khối lượng nhập khẩu nông sản của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ giảm bình quân -1,601%. Khi 2 nền kinh tế có sự tương đồng về quy mô kinh tế càng lớn thì cơ cấu cầu sẽ tương tự nhau về sản phẩm khác biệt. Hai quốc gia càng có sự khác biệt về nguồn lực sẵn có thì khả năng về trao đổi thương mại càng thấp.
Biến giả Asean có hệ số dương và có ý nghĩ thống kê thể hiện tác động tích cực tới nhập khẩu nông sản của Việt Nam khi Việt Nam và nước đối tác cùng là thành viên của Asean.
Tuy nhiên, biến giả AEC mang dấu âm trong cả mô hình nhập khẩu và xuất khẩu thể hiện việc AEC thành lập không có tác động tích cực đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam chưa tận dụng hết được những cơ hội khi AEC được thành lập.
Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, về cơ bản, két quả nghiên cứu trong bài viết này phù hợp cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu khác đã triển khai trước đây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng mô hình trọng lực là phù hợp để nghiên cứu những yếu tố tác dộng đến xuất nhập khẩu nông sản phù họp đối với Việt Nam. Tác động chính đến xuất nhập khẩu nông sản cùa Việt Nam bao gồm các yếu tố như: Tỷ giá hối đoái, quy mô nền kinh tế và độ mở của nền kinh tế cũng như khi AEC được thành lập. Như vậy, cùng với xu thế toàn cầu hóa, việc giữ ổn định về tỷ giá hối doái, tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, đơn giản hóa các rào cản thương mại có ý nghĩa quan trọng để kim ngạch xuất nhập khâu nông sản của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ổn định và bền vững.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HỘI NHẬP TRONG AEC