Cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cộng đồng kinh tế asean tới ngành nông nghiệp việt nam (Trang 78)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy

4.1. Cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam

4.1.1. Cơ hội

Hội nhập ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế nói chung đã mang lại cơ hội đáng kể cho nông dân, nông nghiệp trong việc mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, trao đổi công nghệ nhưng hội nhập cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, nông dân là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề.

AEC đi vào hoạt động, cơ hội và thách thức sẽ chia cho cả 10 quốc gia thành viên. Việt Nam sẽ phải chuẩn bị cho mình hành trang kỹ càng để bước vào cuộc cạnh tranh của hội nhập. Việc hình thành AEC sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước. Trước hết, đó là cơ hội mở rộng thị trường với khu vực kinh tế hơn 630 triệu dân và GDP hàng năm đạt gần 2.700 tỷ USD. Với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt trên 40 tỷ USD, hiện ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu), đồng thời là đối tác cung cấp nguồn hàng lớn thứ hai cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn, là những đối tác đã ký hiệp định thương mại tự do riêng rẽ với ASEAN, như Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Khi AEC được hình thành, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ được cải thiện bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó có thêm cơ hội mở rộng đầu tư ra các nước khu vực.

Hàng rào thuế quan dần được loại bỏ, các hàng rào phi thuế được cắt giảm sẽ giúp hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động lưu chuyển thông thoáng hơn, tạo tiền đề nâng cao sức mạnh của nền kinh tế.

Sau một năm tham gia AEC, cái được nhất của Việt Nam chính là việc chúng ta đã sửa đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Không nên đánh giá kết quả năm đầu tham gia AEC không được như kỳ vọng mà nản chí dừng lại. Hội nhập là xu thế tất yếu, không thể cưỡng lại và trong quá trình đó, dừng lại hay chậm bước sẽ đồng nghĩa với thất bại. Cuộc chơi hội nhập không bao giờ dành cho những người có tầm nhìn, tư duy ngắn hạn. Chính vì thế, những công cụ của AEC không phải là “thuốc thần” cho DN, mà chỉ hỗ trợ, đem lại cơ hội mới cho DN tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, phân phối, lưu thông toàn cầu. Cùng với tiến trình tái cơ cấu DN, sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp, các DN Việt Nam sẽ tạo dựng được vị thế xứng đáng, không bị hụt hơi trong “sân chơi” AEC.

Trong quá trình hội nhập thời cơ và thách thức luôn đan xen nhau. Bài học kinh nghiệm cho các DN sau một năm tham gia AEC chính là phải chủ động trong hội nhập mới có thể hưởng lợi. Tất nhiên, để chủ động được, nhất thiết DN phải nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.

4.1.2. Thách thức

Với việc gia nhập AEC, các DN Việt Nam được một thị trường ASEAN rộng lớn, quy mô hơn 600 triệu dân, không có rào cản thuế quan với các quy trình lưu chuyển hàng hóa thống nhất và thuận lợi cùng cơ chế một cửa ASEAN. Tuy nhiên, những số liệu về xuất, nhập khẩu sau một năm gia nhập AEC cho thấy, DN nước ta dường như bị “hụt hơi” trên “sân chơi lớn” AEC. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN đạt 17,4 tỷ USD, song tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan chỉ khoảng 32%, thấp hơn nhiều so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đã sụt giảm sau một năm tham gia AEC, trong khi kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng lại tăng đột biến. Giám đốc Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng: Một trong những nguyên nhân khiến DN trong nước chưa tận dụng được cơ hội từ AEC là do

thiếu thông tin. Điều tra của VCCI vào tháng 4-2016 cho thấy, có 94% số DN đã biết về AEC nhưng trong đó chỉ hơn 16% là hiểu r các cam kết của AEC.

TS V Trí Thành, chuyên gia kinh tế nhận định: Khi nói đến hội nhập AEC, chúng ta hướng quá nhiều đến xuất khẩu hàng hóa, trong khi các lĩnh vực dịch vụ khác có rất nhiều cơ hội phát triển thì DN lại ít chú trọng. Chẳng hạn như du lịch, DN Việt Nam vẫn chưa khai thác được thị trường du lịch ASEAN. Nếu chỉ nhìn nhận giới hạn ở xuất khẩu hàng hóa, DN sẽ không thể tranh thủ được cơ hội lớn từ AEC. Cùng quan điểm này, Giám đốc Trung tâm WTO Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ: Nhiều ý kiến cho rằng, 10 nền kinh tế trong khối ASEAN có cơ cấu hàng hóa gần giống nhau, cạnh tranh nhau khốc liệt, vì thế lợi ích thu được không nhiều. Nhưng lý thuyết kinh tế hiện đại đang hướng tới người tiêu dùng, có nghĩa là cùng một loại sản phẩm nhưng mỗi đối tượng tiêu dùng có nhu cầu khác nhau. Do đó, nếu DN sáng tạo, cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng thì vẫn có thể thắng trên thị trường AEC.

Nhìn nhận ở góc độ khác, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh đánh giá: Kim ngạch xuất, nhập khẩu là chỉ số quan trọng nhưng không nên chỉ nhìn vào đó để đánh giá một cách ngắn hạn cả quá trình hội nhập AEC. Vì bản chất AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải một thỏa thuận hay một hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây, thông qua việc thực hiện các cam kết tại các hiệp định cụ thể về thương mại đã ký. Hội nhập đương nhiên không chỉ toàn “hoa thơm trái ngọt” cho tất cả các DN, mà sẽ có một bộ phận không nhỏ DN không chịu nổi sức ép cạnh tranh, buộc phải phá sản, giải thể hoặc tái cơ cấu, thay đổi phương thức, loại hình sản xuất cho phù hợp. Và bên cạnh những DN phải rời khỏi “cuộc chơi”, sẽ có nhiều DN lớn lên, trưởng thành trong hội nhập.

Hiện nay, ngành Nông nghiệp hiện đang phải đối mặt với các thách thức bao gồm công nghệ thiếu tính cạnh tranh, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lực lượng lao động thiếu kĩ năng, và chất lượng sản phẩm xuất khẩu thấp, bên cạnh những thách thức

môi trường như sự thay đổi khí hậu, sự dâng lên của mực nước biển, nạn phá rừng và sự xói mòn đất...

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa đa dạng và lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống, xuất khẩu trực tiếp qua con đường tiểu ngạch nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù năm 2014, tốc độ tăng trưởng đã hồi phục, nhưng chưa thật sự vững chắc và còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém của một nền nông nghiệp manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân triển khai chậm, chưa thật hiệu quả và bền vững. Việt Nam đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia ASEAN. Cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong AEC không chỉ các nền kinh tế ở tốp cuối gồm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar về chi phí và chất lượng lao động, mà còn đối với các nước còn lại như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipinnes… khi những ngành có tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam cũng là thế mạnh của các nước này như thủy sản, các sản phẩm nông, lâm nghiệp (chế biến thực phẩm, sản phẩm gỗ, cao su...), du lịch, dịch vụ logistics, hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa…

Thứ hai, dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Vì vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% - 12% so với hiện nay. Điều này đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đa dạng hơn về sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Thứ ba, nông nghiệp vẫn chưa giúp nước ta thật sự đạt được an ninh về dinh dưỡng. Người dân ở vùng đặc biệt khó khăn và ở 62 huyện nghèo vẫn còn thiếu đói. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chỉ chú trọng vào an ninh lương thực (bằng việc tập trung giữ vững 3,8 triệu héc-ta lúa), mà chưa có chiến lược bảo đảm an ninh dinh dưỡng (không chỉ lương thực mà còn thực phẩm) cả trong ngắn hạn và dài hạn, chưa coi trọng các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận của

người dân tới lương thực, thực phẩm như việc làm, đầu tư kết cấu hạ tầng để hệ thống phân phối về lương thực, thực phẩm hoạt động tốt. Sự không an toàn về thực phẩm một phần bắt nguồn từ việc chưa áp dụng tốt bộ quy chuẩn thực hành nông nghiệp và quản lý ở khâu chế biến và lưu thông.

Thứ tư, sức ép về việc làm cho lao động nông thôn ngày một tăng. Do dân số tăng, hằng năm nước ta có thêm ít nhất 1,4 - 1,6 triệu người đến tuổi lao động được bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó 0,9 triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Điều này tạo ra sức ép lớn về việc làm và dòng người di cư từ nông thôn vào thành thị.

Thứ năm, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. Nếu nước biển dâng lên 1 m thì 9 tỉnh của Việt Nam, bao gồm: Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang và Cần Thơ sẽ bị ngập từ 24,7% đến 50,1% diện tích trên tổng số 11.475 km2; GDP của cả nước sẽ giảm ít nhất 10%, sản lượng lương thực giảm 12% (5 triệu tấn lúa). Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Thứ sáu, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng đước ven biển, tài nguyên nước ngầm ở Tây nguyên, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học...). Môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

4.2. Định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm đất ít, người đông. Năm 1995, số dân nước ta là 73,962 triệu người, trong đó dân số nông

nghiệp là 58,342 triệu người, chiếm 79,5% dân số cả nước. Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Việt Nam là 6,985 triệu ha, bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 1400m2. Lao động nông nghiệp có 26,110 triệu người, chiếm 71% lao động xã hội.

Từ cuối những năm 80 đến cuối những năm 90, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển r rệt về nhiều mặt, từ tổ chức lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đến các chỉ số phát triển nông nghiệp.

Do tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, trong 10 năm (1989-1998), sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 23,08 triệu tấn/năm (mỗi năm tăng bình quân trên 1 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng dân số). Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong 10 năm qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia súc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng đều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 10 năm gần đây bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam còn tồn tại và phát sinh một số vấn đề, ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta trong thế kỷ 21:

--> Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp đến thời hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

 Rừng nhiệt đới đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ còn chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa so với độ an toàn của môi trường sinh thái.

 Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mòn, thoái hoá do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên.

 Quỹ nước dư thừa ở nhiều vào mùa mưa nhưng lại thiếu hụt vào mùa khô (nhất là vùng đồi núi).

 Quỹ gien thực vật và động vật nước ta cũng đang bị đe doạ giảm tính đa dạng sinh học, do khai thác có tính huỷ diệt nguồn tài nguyên (đốt phá rừng, săn bắt động vật, khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, bằng điện, chất độc).

--> Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm.

--> Đói nghèo đang còn tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn đồng bằng. Khi người dân chưa có đủ việc làm, không có thu nhập để mua lương thực, rơi vào tình trạng nghèo đói thì dễ dẫn đến kết cục là họ sẽ phá rừng, khai thác lâm sản bừa bãi.

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ 21.

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cộng đồng kinh tế asean tới ngành nông nghiệp việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)