2.2 .Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy
4.3. Một số hàm ý chính sách thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát
4.3.1. Hàm ý chính sách từ phía Nhà nước
Nhà nước cần có những hỗ trợ về thông tin qua các cuộc hội thảo, đào tạo giới thiệu về thị trường các nước trong ASEAN, giới thiệu những ưu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp VN được hưởng cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải nhằm giúp cho doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tại các thị trường này.
Chính phủ cần giao cho các bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phương án cơ chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng
cường khả năng cạnh tranh. nghiên cứu sức cạnh tranh của một số hàng hoá và dịch vụ nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam; xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
Chính phủ giao các bộ, ngành quản lý các ngành sản xuất xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lưu thông trong nước và giữ vững thị trường nội địa cho hàng hoá của mình.
Hiện nay, không chỉ các mặt hàng nông sản trong nước cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh gay gắt các sản phẩm nhập ngoại. GS. TS. V Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ cho rằng: Cần có dự báo về tình hình thị trường, không nên sản xuất đại trà một sản phẩm mà thị trường tiêu thụ lại không có.
Thay đổi tập quán canh tác sẽ giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận với thị trường hơn, khi đó thị trường cần gì thì sản xuất cái đó. Bên cạnh đó, cũng cần có sự kết nối giữa người dân và doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm làm ra; ngoài ra doanh nghiệp với doanh nghiệp phải liên kết với nhau để xây dựng thương hiệu và nắm vững thị trường, ông V Tòng Xuân nêu r .
Việc kết nối cung cầu và quảng bá các sản phẩm nông sản có thương hiệu là việc làm cấp bách. Giờ đây các hộ dân đều có chung mong muốn, Nhà nước, chính quyền cần tích cực hơn nữa trong kiểm soát và công bố những sản phẩm sạch, an toàn nhằm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Mặc khác cần thực hiện đầy đủ các chính sách, thể chế và kết nối cung cầu với hy vọng tăng sức tiêu thụ nông sản Việt trong thời gian tới.