2.2 .Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy
3.2. Thương mại về nông nghiệp của Việt nam
3.2.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp
3.2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2016
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng XNK (Tỷ USD) 69,21 84,72 111,33 143,40 127,05 157,08 203,66 228,31 264,07 298,07 327,59 350,74 Xuất khẩu (Tỷ USD) 32,45 39,83 48,56 62,69 57,10 72,24 96,91 114,53 132,03 150,22 162,02 176,63 Nhập khẩu (Tỷ USD) 36,76 44,89 62,76 80,71 69,95 84,84 106,75 113,78 132,03 147,85 165,57 174,11 Chênh lệch XNK -4,31 -5,06 -14,20 -18,03 -12,85 -12,60 -9,84 0,75 0,00 2,37 -3,55 2,52 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 3.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê Thương mại quốc tế được đánh giá là một trong những thành công quan trọng của Việt Nam trong quá trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam với chiến lược phát triển thiên về xuất khẩu đã làm kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên r rệt và tăng đều qua các năm. Hình 3.8 cho thấy những biến động về kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam trong những năm qua.
Trong giai đoạn 2005-2008, số liệu thống kê cho thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được đạt được sự phát triển khả quan. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ là 69.21 tỷ USA, trong khi đó con số này của năm 2008 là 143,40 tỷ USA, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005.
Cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khi nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng sâu thì hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Đây là nguyên nhân làm cho cho KNXK hàng hóa trong nước giảm mạnh vào năm 2009. Tổng giá trị giao thương giữa Việt Nam và các nước chỉ đạt con số 127.05 tỷ USA, giảm 11% so với một năm trước đó.
Sau khủng hoảng kinh tế trong năm 2009. Thương mại hàng hóa của Việt Nam hồi phục trở lại, đến năm 2012 đạt 228,31 tỷ USD. Từ 2013 đến nay, buôn bán giữa Việt Nam và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương nhưng có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 264.07 tỷ USD, tăng 16%; năm 2014 đạt 298.07 tỷ USD, tăng 11.97 % và hết năm 2016 đạt 350,74 tỷ USD, tăng 5.15 % so với kết quả thực hiện cùng kì năm trước.
Hình 3.9: Thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 2005-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 3.4: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam theo khu vực và một số nƣớc
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ASEAN 17,70 16,65 16,70 16,49 15,34 14,35 14,09 15,22 14,08 12,72 11,27 9,85 EU 28 17,00 17,81 18,73 17,38 16,47 15,76 17,07 17,73 18,42 18,57 19,10 19,25 Hàn Quốc 2,05 2,12 2,56 2,86 3,64 4,28 5,02 4,87 5,06 4,77 5,51 6,5 Nhật Bản 13,38 13,16 12,54 13,51 11,10 10,70 11,45 11,41 10,26 9,77 8,72 8,3 CHND Trung Hoa 9,95 8,14 7,51 7,74 9,46 10,72 11,98 11,21 9,98 9,94 10,56 12,4 Ấn Độ 0,30 0,35 0,37 0,62 0,73 1,37 1,60 1,56 1,78 1,67 1,53 1,52 Hoa Kỳ 18,26 19,70 20,81 18,96 19,98 19,71 17,50 17,17 18,07 19,06 20,66 21,8 Australia & Newzealand 8,54 9,54 7,97 7,06 4,30 3,91 2,84 2,96 2,85 2,87 2,00 1,07 Còn lại 12,83 12,53 12,81 15,37 18,97 19,20 18,44 17,88 19,50 20,63 20,67 19,50 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 3.10: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam theo châu lục 2005-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 3.4 trên cho thấy mức độ tập trung cao của hàng xuất khẩu Việt Nam vào một số thị trường. Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là Asean, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang những quốc gia và vùng lãnh thổ này liên tục giảm trong giai đoạn 2009- 2014. Thực tế này một phần do chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, nó cũng phản ánh sự suy giảm tính cạnh tranh của Việt Nam tại các thị trường truyền thống.
Hình 3.10 cho thấy thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng đang có xu hướng giảm dần. Trong đó nổi bật thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%. Đặc biệt thị trường Trung Quốc, không như các thị trường xuất khẩu khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm năm 2007, nhưng vẫn tăng sau đó, thậm chí trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vẫn đạt 10.02% năm 2013 thay vì 7.51% năm 2007, và năm 2016 với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 12.4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này phản ánh thực tế là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phần nào dịch chuyển xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, khi suy
thoái kinh tế làm giảm nhu cầu của các thị trường xuất khẩu khác, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Thị trường châu Mỹ đến cuối năm 2016 đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng đột biến kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, từ 21,3% từ năm 2005 lên 22,5% vào năm 2010 và 26,8% vào năm 2016. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD, tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%. Thị trường châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2% là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.
Sự tập trung cao của các thị trường xuất khẩu còn cho thấy nỗ lực của Việt Nam nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã không tạo ra thay đổi đáng kể, vì vậy Việt Nam có khả năng dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bất kỳ thị trường lớn nào. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Úc và Niu Di-lân, Ân Độ và thậm chí Hàn Quốc tương đối khiêm tốn mặc dù đạt mức tăng xuất khẩu sang những thị trường này là khá cao, ngoại trừ Úc và Niu Di-lân. Đáng chú ý là, chi phí vận chuyển trong bối cảnh toàn cầu hóa đã giảm đáng kể nhưng vẫn ảnh hưởng lớn tới dòng thương mại sang nhiều nước (theo Doanh và Heo năm 2009; Trang và cộng sự năm 2011.). Điều này chính là lý do giải thích cho thị phần xuất khẩu và nhập khẩu lớn của các nước láng giềng gần gũi về địa lý, như Trung Quốc và ASEAN, và thị phần giảm xuống của các nước khác như Úc và Niu Di-lân.
Do khoảng cách về mặt địa lý kết hợp với các chính sách thương mại riêng của các quốc gia ở châu Đại Dương làm cho tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực thị trường này có xu hướng giảm mạnh từ 3,4% năm 2010 xuống 2,8% năm 2013 và 1,9% năm 2016, đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD. Châu Phi đạt gần 2,74 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,6%.
Hình 3.11: Thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2005-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 3.5: Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam 2005-2016
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ASEAN 25,37 27,95 25,35 24,24 23,53 19,34 19,59 18,30 16,12 15,50 14,38 13,61 EU 28 7,02 6,97 8,19 6,92 7,64 7,50 7,26 7,73 7,14 5,98 6,30 6,38 Hàn Quốc 9,78 8,71 8,51 8,99 9,59 11,50 12,34 13,65 15,66 14,70 16,69 18,40 Nhật Bản 25,37 10,47 9,86 10,21 9,77 10,63 9,74 10,20 8,75 8,70 8,67 8,60 CHND Trung Hoa 16,05 16,46 20,25 19,79 22,03 23,81 23,29 25,52 27,94 29,52 29,90 28,70 Ấn Độ 1,62 1,96 2,16 2,59 2,20 2,08 2,20 1,90 2,18 2,10 1,60 0,63 Hoa Kỳ 2,35 2,20 2,71 3,28 3,87 4,44 4,24 4,24 3,96 4,25 4,71 5,00 Australia & Newzealand 1,68 2,81 2,08 1,98 1,79 2,12 2,35 1,90 1,55 1,71 1,45 0,56 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 3.12: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam theo châu lục 2005-2016
Mặc dù mức tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Úc & Niu Di-lân và Ấn Độ đi xuống đáng kể, nhưng tác động không nhiều do tỷ trọng nhập khẩu từ những thị trường này khá khiêm tốn so tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng nhanh hơn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU28 và Hoa Kỳ có thể là tín hiệu thay đổi tích cực trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam vì những thị trường này là các nguồn công nghệ hiện đại tiềm năng. Bên cạnh đó, mức tăng nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc và ASEAN so với các thị trường khác cũng như một tỷ trọng nhập khẩu lớn từ những nước này trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam cho thấy sự phụ thuộc nặng nề của Việt Nam vào nhập khẩu từ hai đối tác này.
Trong cơ cấu nhập khẩu xét theo đối tác thương mại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, tiếp theo là ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Đặc biệt, tỷ trọng của Trung Quốc tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2007 (từ 16,05 % năm 2005 lên 20.25% năm 2007), rồi giảm xuống còn 19.79% năm 2008 và ổn định ở mức khoảng 23% giai đoạn 2009-2011, rồi lại nhảy vọt lên giai đoạn 2012- 2016, đạt mức 28,7% năm 2016. Ngược lại, tỷ trọng nhập khẩu từ ASEAN có xu hướng giảm kể từ năm 2006, từ 27.95% xuống chỉ còn 18.30% năm 2012 và 13,61% năm 2016. Tỷ trọng của Hàn Quốc trong tổng nhập khẩu của Việt Nam khá lớn và tăng dần từ 8.51% năm 2007 lên 18,4% năm 2016. Tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng một phần do các công trình EPC của nhà thầu Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách thương mại cần quan tâm và ứng phó tốt hơn trước xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng từ thị trường này, đồng thời cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng nhập khẩu của nhà thầu EPC (CIEM năm 2013).
Mặc dù là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Hoa Kỳ và EU28 lại chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng từ Mỹ có xu hướng tăng đạt hơn 4% kể từ năm 2009 so với khoảng 2% giai đoạn 2005- 2007. Trong khi đó, tỷ trọng của EU28 duy trì vào khoảng 7%-8% trong giai đoạn này, trừ lần giảm xuống còn 6,92% năm 2008. Nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ và Úc & Niu Di-lân cũng khá khiêm tốn.
3.2.2.2. Thực trạng xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-2016
Hình 3.13: Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Thế giới và Việt Nam
Nguồn: UNcomtrade Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2005-2016 (Hình 3.13). So với tốc độ tăng trưởng KNXK nông sản của thế giới, tốc độ tăng trưởng KNXK nông sản của Việt Nam cao hơn vào những năm 2000. Đây là thời kỳ đầu của quá trình hội nhập và kết quả này có được từ các chính sách mở cửa phù hợp kết hợp với việc phát huy những lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên, khoảng cách về tốc độ tăng trưởng KNXK nông sản của Việt Nam và thế giới khá chênh lệch vào giai đoạn 2005-2006 bởi đây là những năm đầu của thời kỳ tăng trưởng nóng của nền kinh tế thế giới với các lĩnh vực được quan tâm là tài chính, công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói, xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của biến động tại thị trường nông sản thế giới kể từ sau khi gia nhập WTO. Năm 2009, với cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và năm 2012 với những biến động phức tạp của thị trường tài chính, dầu mỏ tại một số quốc gia lớn đã gây nên những ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng về KNXK nông sản ở cả thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam. Đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu nông sản Việt Nam giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm kể từ năm 2009. Sau những nỗ lực hồi phục vào năm 2014, đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản lại giảm sâu do hầu hết các quốc gia đều bảo hộ nông nghiệp nước mình, lập ra các hàng rào kỹ thuật rất chặt để hạn chế hàng nhập khẩu. Ðặc biệt, các
yêu cầu, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ… là rào cản lớn nhất khiến nông sản Việt Nam khó vào được các thị trường lớn. Đồng thời, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng thô và nhằm vào những thị trường dễ tính, dễ bị ép giá... Đến cuối năm 2016 với bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm, mặt bằng giá cả hàng hóa ở mức thấp, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình khô hạn, xâm nhập mặn nặng nề… nhưng hầu hết các loại nông sản, thủy sản đều được tiêu thụ kịp thời, không xảy ra tình trạng ứ đọng, dư thừa, kim ngạch xuất khẩu nông sản có tăng nhẹ. Mức tăng này có ý nghĩa trong việc đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung và cho thấy năng lực khai thác thị trường của doanh nghiệp vẫn đang rất tích cực trong bối cảnh sụt giảm về cầu trên thế giới. Điều này cho thấy khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, tăng trưởng về KNXK nông sản của Việt Nam sẽ tương quan chặt chẽ với biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nông sản của thế giới nói riêng. Vì thế, chỉ cần một động thái nhỏ của nền kinh tế thế giới sẽ gây nên ảnh hưởng nhất định đến thị trường nông sản toàn cầu và qua đó tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Về nông nghiệp trong ASEAN, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính sang các nước ASEAN là gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, rau quả, trong đó, lớn nhất là gạo. Kim ngạch dao động từ 500 triệu đến 1.2 tỷ USD tuỳ thuộc rất nhiều vào mặt hàng gạo. Tuy gạo và đường là 2 mặt hàng nhạy cảm cao của nhiều nước, đặc biệt Indonesia và Philippine. Indonessia đề nghị chỉ giảm 50% thuế cho 2 mặt hàng này vào năm 2010. Nhưng do 2 nước này đều ký các hợp đồng cấp Chính phủ về nhập khẩu gạo, nên hầu như đề nghị trên không làm ảnh hưởng đến thương mại. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chính từ các nước ASEAN như dầu thực vật thô, gỗ nguyên liệu, đường ăn, trái cây, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đối với dầu thực vật thô, gỗ nguyên liệu và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, do Việt Nam đã áp dụng mức thuế thấp (0%) nên tác động của AFTA đối với các ngành hàng này hầu như không nhiều. Riêng ngành công nghiệp đường sẽ gặp khó khăn lớn trong AEC vì Thái Lan là nước xuất khẩu đường lớn thứ 3 thế giới, có giá
thành sản xuất thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu từ 150 - 200 ngàn tấn đường. Quan trọng hơn, ngành đường tới đây sẽ phải có những tính toán mang tính chiến lược hơn, liệu rằng nên dồn nguồn lực cho những ngành hàng hiệu quả hơn hay tiếp tục đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT lợi thế sản xuất và khả năng cạnh tranh của mỗi loại nông sản Việt Nam có mức độ rất khác nhau. Nhóm các mặt hàng có lợi thế sản xuất, có khả năng cạnh tranh và có cơ hội mở rộng thị trường khi hội nhập gồm các