2.2 .Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 .Phương pháp phân tích hồi quy
4.3. Một số hàm ý chính sách thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát
4.3.2. Hàm ý chính sách từ phía doanh nghiệp
Từ thực tế cho thấy, các mặt hàng nông sản đang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, Organic để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, việc kết nối cung cầu và xây dựng thương hiệu hiện nay chưa thực sự nhiều, điều đó đang khiến người nông dân và doanh nghiệp đang có một khoảng cách khá xa, trong khi người tiêu dùng thực sự cần là sản phẩm sạch, an toàn, truy xuất được nguồn gốc và thương hiệu.
- Định vị lại vị trí của ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng mới theo hướng nâng cao vị thế và có sự đầu tư xứng đáng. Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, ngành nông nghiệp đang nhận được luồng đầu tư mới của các doanh nghiệp, quốc gia trên thế giới trong khi ở Việt Nam các doanh nghiệp lại đi ngược lại xu hướng này. Đặc biệt với Việt Nam, nông nghiệp luôn có vai trò cực kỳ quan trọng về mặt xã hội, kinh tế. Do vậy, việc xác định lại vị thế ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng sẽ giúp giải quyết các bài toán kinh tế, xã hội hóc búa hiện nay trong khi làm cho ngành này phát huy hết tiềm năng trong hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích trên 4 khía cạnh gồm kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế lấy người nông dân, người dân nông thôn làm trung tâm của sự phát triển. Công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp trong nước phải được quan tâm đầu tư nhằm tạo nền tảng vững chắc gia tăng giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, người nông dân nâng cao năng lực hội nhập trong AEC. Doanh nghiệp nông nghiệp và đặc biệt là người nông dân cần được hỗ trợ rất nhiều về nguồn lực nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập để có thể đáp ứng các cam kết trong AEC. Các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia dành rất nhiều nguồn lực để trợ cấp cho nông nghiệp, nông dân trong khi ở Việt Nam người nông dân gần như không nhận được sự trợ cấp nào từ chính phủ. Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng không nhận được chính sách hỗ trợ đặc biệt nào do vậy số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã ít nay sẽ ngày càng khó khăn do năng lực về vốn, công nghệ, nhân lực khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các chính sách hỗ trợ Chính phủ cần đặc biệt quan tâm như chính sách tín dụng, thuê đất nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Kiến thức, thông tin về AEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cần được phổ biến cho doanh nghiệp, người nông dân kịp thời, sát với thực tế hơn nữa, tránh những chi phí không đáng có do thiếu thông tin.
- Các doanh nghiệp nông nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua liên kết trong chuỗi cung ứng nông nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của AEC hay bất kỳ cơ chế hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là giúp cho quốc gia, doanh nghiệp, người sản xuất gia tăng việc bán hàng hóa dịch vụ. Mà muốn vậy, chất lượng sản phẩm phải tốt, giá bán phải rẻ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp với đặc thù là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh bị giới hạn trong khi cam kết hàng đầu trong AEC là cắt bỏ các biện pháp bảo hộ, gia tăng các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm nên doanh nghiệp sẽ phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Một vài doanh nghiệp đơn lẻ sẽ khó thực hiện được mà lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng nông nghiệp chặt chẽ, chuyên môn hóa cao hơn.
- Người nông dân cần thay đổi thói quen sản xuất truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong AEC, người nông dân sẽ buộc phải đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ nhất là áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến theo chuẩn Vietgap, GlobalGap trong nông nghiệp để sản phẩm làm ra đáp ứng được các cam kết khắt khe trong hội nhập.
Đối với ngành nông nghiệp, không có sự lựa chọn nào khác là nâng cao chất lượng nông sản và thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến theo chuẩn VietGap, GlobalGap để sản phẩm làm ra đáp ứng được các cam kết khắt khe trong hội nhập. Muốn làm được điều đó, cần sự phối hợp từ đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, sự vận động sáng tạo, nâng cao trình độ, tích lũy của DN cộng với kỹ năng, nhận thức của các hộ sản xuất trong quá trình toàn cầu hóa. Bởi lẽ, thực tế hiện nay, sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với một số nước ASEAN đang thể hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế, của các DN, đến trình độ khoa học - kỹ thuật, tay nghề lao động,... Do đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp và các DN còn thấp, khó cạnh tranh được với các nước như Thái-lan, thậm chí một số ngành hàng còn đấu không lại với cả Cam-pu-chia, Lào hay Ma-lai-xi-a. TS Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp nêu quan
điểm: Nhà nước cần hỗ trợ DN nâng cao năng lực hội nhập trong AEC, các chính sách hỗ trợ cần đặc biệt quan tâm là tín dụng, thuê đất nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Ngoài ra, kiến thức, thông tin về AEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng cần được phổ biến cho DN kịp thời, sát thực tế hơn nữa.
Để tháo gỡ các rào cản thương mại cũng như các rào cản kỹ thuật mà các nước ASEAN dựng lên để nhằm bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước, hạn chế nhập khẩu, Trưởng phòng Xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương) Nguyễn Thị Mai Linh cho rằng: Việt Nam cần sớm ký các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nông sản, thủy sản, thực phẩm, nhằm tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường ASEAN. Cụ thể, đề nghị Xin-ga-po sớm cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn sống và trứng gia cầm của Việt Nam; vận động Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái-lan đẩy nhanh quá trình cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam. Đặc biệt, kiến nghị sớm xem xét bổ sung danh sách các Phòng kiểm nghiệm của Việt Nam được phép cấp Giấy chứng nhận phân tích (CoA) đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và tiến tới công nhận Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam; xem xét khả năng tiến hành đàm phán để ký Thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản.
KẾT LUẬN
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào cuối năm 2015, đây là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập một cách toàn diện của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. AEC ra đời sẽ toàn diện hơn WTO trước đó rất nhiều mặc dù phạm vi chi phối chỉ nằm trong ASEAN. Với mục tiêu nhằm tạo dựng một thị trường thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khối. Tham gia AEC giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với các nước trong khu vực. Trong đó, thương mại nông sản giữ một vị trí quan trọng với gạo, thủy sản, rau quả... là những mặt hàng chính Việt Nam xuất sang thị trường này, với trị giá chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Thực tế trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể. Xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và tương đối ổn định.
Bên cạnh những mặt tích cực và lợi ích từ việc gia nhập AEC đem lại, sản xuất nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nông sản của các nước khác trong ASEAN. Khi hàng hóa ở tất cả các nước thành viên đều có mức thuế như nhau thì sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá bán sản phẩm. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cho phát triển, vẫn còn rất nhiều những hạn chế, yếu kém, bất cập ở tất cả các khâu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đồng thời sản xuất nông sản nước ta cũng đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng, mẫu mã nông sản hàng hóa còn kém; các nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông sản hàng hóa còn thiếu, nhỏ lẻ, manh mún và chưa đồng bộ…
Để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức để nông sản hàng hóa Việt Nam có thể phát triển và hội nhập, cần thực các giải pháp một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả; Cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người sản xuất, người tiêu dùng; Cần có sự vào cuộc và hợp tác, liên kết
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016. Thông tư số 03/2016/TT- BNNPTNT về ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại việt nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại việt nam, ngày 21/4/2016. Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Báo cáo về “Đánh giá tác động thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Dũng, 2011. Tác động của khu vực thương mại tự do Asean – Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam. Chuyên san Kinh tế và kinh doanh – Tạp chí khoa học, tập 27 (số 2), trang 219-231.
4. Nguyễn Trần Dũng, 2011. Tác động của FATA tới thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và kinh doanh, số 27, trang 226 –227.
5. Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dung, 2015. Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN. Chuyên san Kinh tế và kinh doanh – Tạp chí khoa học, tập 13 (số 3), trang 474-483.
6. Bùi Thành Nam, 2014. Những tác động của hiệp định thương mại tự do. Lý luận chính trị, số 9/2014, trang 101-105.
7. Tô Minh Thu, 2009. Hội nhập khu vực Đông Á và tác động đến phúc lợi xã hội và sản lượng tại Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu chính sách và kinh tế Việt Nam, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tài liệu làm việc WP-05/2009.
Tiếng Anh
8. Anderson, J. E., 1979. A theoretical foundation for the gravity equation.
American Economic Review, 69, 106-116.
9. Anderson, J. E. & Wincoop, E.V., 2003. Gravity with gravitas: A solution to the border puzzle. American Economic Review, 93(1), 170-192.
10. Bac Xuan Nguyen, 2010. The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches. International Journal of Economics
and Finance Vol. 2, No. 4, November 2010.
11. Bergstrand, J. H., 1989. The Generalized Gravity Equation, Monopolistic Competition, and the Factor Proportion Theory in International Trade. The Review of Economics and Statistics 71: 43-153.
12. Doanh, N. K., và Heo, Y., 2009. AFTA and Trade Diversion: An Empirical Study for Vietnam and Singapore. International AreaReview, Vol. 12, No. 1, Spring. 13. V Thị Thanh Lộc, 2011. The AFTA impact on Vietnam’s economy. CAS
Discussion paper No 35.
14. McCallum, J., 1995. National borders matter: Canada-U.S. regional trade patterns. American Economic Review, 85(3), 615-623.
15. MUTRAP, 2009. The Comprehensive Strategy for Service Sector Development to the Year 2020 (CSSSD) with a vision up to 2025. MUTRAP.
16. MUTRAP, 2010. Impact Assessment of Free Trade Agreements on Vietnam’s Economy. Activity FTA-HOR, Multilateral Trade Assistance Project III (MUTRAPIII).
17. Sharma, K., 2003. Factors determining India’s export performance. Journal of Asian Economics, 14, 435-446.
18. Do Tri Thai, 2006. A Gravity Model for Trade between Vietnam and Twenty- three European Countries. Unpublished Doctorate Thesis, Department of Economics and Society, Högskolan Dalarna.
19. Nguyễn Anh Thu, 2012. Assessing the impact of Vietnam’s integration under AFTA and VJFTA on Vietnam’s trade flows, Gravity Model approach.
Yokohama Journal of Sciences, 17 (2012) 2, 137.
20. Tinbergen, J., 1962. Shaping the world economy: Suggestions for an international economic policy. New York: The Twentieth Century Fund.
Website
21. Hoàng Chí Cương, The Trans-Pacific Partnership (TPP): Opportunitities and Challenges for Vietnam, http://www.hpu.edu.vn/qt/QTtintuc-395-266-231-0- TheTranspacific-Partnership-Opportunities-And-Challenges-For-Vietnam.html 22. Bạch Dương, 2017. Thương mại Việt Nam - ASEAN 20 năm: Luôn thâm hụt,
http://vneconomy.vn/thi-truong/thuong-mai-viet-nam-asean-20-nam-luon-tham- hut-20170809040243287.htm
23. Jean Marc Phiplip và các cộng sự, 2011. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu: Đánh giá tác động định tính và định lượng, 09/2011, truy cập tại http://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/bao-cao-nghien- cuu/viewdownload/52/526
24. Joseph Francois và các cộng sự, 2014. Đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam, 24/11/2014, http://www.trungtamwto.vn/wto/danh-gia-tac-dong-tong-cua-tu-do-hoa-thuong- mai-dichvu-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam
25. Lê Hồng Hiệp, 2015. “The TPP’s Impact on Vietnam: a preliminary Assessment”,http://www.iseas.edu.sg/images/pdf/ISEAS_Perspective_2015_63.pdf
26. Nguyễn Thị Thu Huyền, 2015. Bàn về tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/ban-ve-toc-do- tang-truong-cua-nganh-nong-nghiep-viet-nam-116726.html
27. Thụy Miên, 2015. ASEAN bùng nổ đầu tư nội khối, http://thanhnien.vn/kinh- doanh/asean-bung-no-dau-tu-noi-khoi-746584.html
28. Phương Nhung, 2017. Chưa tận dụng cơ hội trong khối ASEAN, http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chua-tan-dung-co-hoi-trong-khoi-asean- 20170305224120128
29. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (WTO), 2014. Báo cáo nghiên cứu tự
do thương mại quốc tế ở Việt Nam.
http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/wtocenter/attachments/nghien_cuu_tmqt.pdf 30. Thomas Chaney, 2013. The gravity equation in international trade: an
explanation.Working Paper 19285, http://www.nber.org/papers/w19285
31. Võ Thy Trang, 2013. Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và APEC, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh-luan/yeu-to-tac-dong-den-thuong-mai-noi-nganh-hang-nong-san-giua-viet- nam-va-apec-100342.html