1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thanhtra và thanhtra chuyên ngành NN và
1.1.2. Phân loại, mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanhtra
1.1.2.1. Phân loại thanh tra
Thanh tra nhà nƣớc bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
a) Thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.
“Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp”.
b) Thanh tra chuyên ngành
Với sự ra đời của Luật Thanh tra năm 2004 , lần đầu tiên hoạt động thanh tra chuyên ngành đã đƣợc giải thích trong một đạo Luật. Luật Thanh tra năm 2004 cũng đánh dấu sự phân định giữa thanh tra chuyên ngành với thanh tra hành chính. Luật Thanh tra năm 2010 thay thế cho Luật Thanh tra năm 2004 tiếp tục làm rõ và phân biệt hai khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Theo đó, thanh tra chuyên ngành đƣợc khái niệm nhƣ sau: “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo ngành,
lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý”.
c) Một số điểm khác biệt giữa thanh tra chuyên ngành với thanh tra hành chính
Dù có sự phân định nhƣ trên nhƣng hoạt động thanh tra chuyên ngành còn có những điểm đặc thù và mục đích, nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng cần đƣợc thể hiện rõ hơn trong hệ thống pháp luật.
Về đặc điểm, nhìn lại quá trình ra đời thì thanh tra chuyên ngành gắn liền với công tác quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vực, góp phần kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của đối tƣợng quản lý. Bản chất của thanh tra chuyên ngành chính là một loại hình hoạt động kiểm tra hành chính. Do đặc thù của hoạt động quản lý luôn đứng trƣớc yêu cầu bảo đảm tính kịp thời và linh hoạt nên hoạt động kiểm tra hành chính phải gắn liền với thẩm quyền xử lý VPHC, đặc biệt là quyền xử phạt VPHC. Thanh tra chuyên ngành hiện nay đang đáp ứng yêu cầu này, điều đó cũng thống nhất với việc phân cấp trong quản lý, cấp nào đƣợc trao thẩm quyền quản lý đến đâu thì đƣợc trao thẩm quyền kiểm tra và xử lý vi phạm đến đó. Đây là những điểm khác biệt của thanh tra chuyên ngành so với thanh tra hành chính.
Cũng do đặc điểm trên đây, mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quản lý phải đƣợc coi là mục đích chủ yếu của thanh tra chuyên ngành. Trên thực tế, các báo cáo hoạt động thanh tra chuyên ngành không có sự phân biệt giữa công tác thanh tra và kiểm tra. Hầu hết các kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đƣợc các cơ quan báo cáo trong thời gian qua đều đƣợc phản ánh bằng kết quả xử lý đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có vi phạm, cụ thể là các hình thức xử lý vi phạm nhƣ cảnh cáo, thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động, tạm đình chỉ hoạt động và xử phạt VPHC. Các biện pháp xử lý VPHC đều phải tuân theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC nói chung và xử phạt VPHC nói riêng.
Về nguyên tắc, hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng có những nguyên tắc đặc thù. Nếu nhƣ nguyên tắc đầu tiên trong hoạt động thanh tra là “tuân theo pháp luật” thì hoạt động thanh tra chuyên ngành không những tuân theo pháp luật về thanh tra mà còn phải nhấn mạnh đến việc tuân theo pháp luật về quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực và pháp luật về xử lý VPHC. Do thanh tra chuyên ngành đƣợc thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra và xử phạt hành chính nên nguyên tắc của hoạt động thanh tra chuyên ngành không chỉ là “bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời” nhƣ quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 mà còn phải bảo đảm nguyên tắc công bằng để nhằm hạn chế sự xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.2.2. Mục đích của hoạt động thanh tra
Theo Luật Thanh tra (2010): “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Để đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt đƣợc mục đích đề ra, hoạt động thanh tra phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra.
- Phải tuân thủ trình tự thanh tra là những quy tắc chỉ đạo về tiêu chuẩn hành động mà hoạt động thanh tra, đối tƣợng và cả những ngƣời có liên quan phải chấp hành đƣợc quy định trong Luật Thanh tra.
- Xác định đúng đối tƣợng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra. Đối tƣợng, nội dung, phạm vi thanh tra luôn đƣợc xác định bởi yêu cầu của quản lý nhà nƣớc. Theo quy định của Luật Thanh tra thì đối tƣợng, nội dung, phạm vi thanh tra đƣợc xác định trong chƣơng trình, kế hoạch thanh tra đƣợc phê duyệt, theo yêu cầu của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Sử dụng đúng quyền trong hoạt động thanh tra. Quyền trong hoạt động thanh tra là yếu tố mang tính nguyên tắc bảo đảm cho thanh tra đạt đƣợc mục đích đề ra. Việc sử dụng đúng quyền trong thanh tra đòi hỏi trên các khía cạnh: thẩm quyền, phạm vi, tính chất vấn đề, hành động và không hành động trong sử dụng quyền.