Phạm vi, đối tƣợng, nội dung thanhtra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 47 - 51)

NN và PTNT

2.2.1. Cơ sở pháp lý

2.2.1.1. Phạm vi hoạt động của chủ thể thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc, vì vậy, phạm vi của quản lý của ngành NN và PTNT đồng thời cũng là phạm vi của hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT. Nói cách khác, phạm vi của thanh tra chuyên ngành không nằm ngoài phạm vi quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành. Tuy nhiên, cũng có chỗ khác nhau là: chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng thƣờng xuyên, liên tục bằng các quyết định quản lý còn kiểm tra, thanh tra với tƣ cánh là chức năng quản lý, tác động vào đối tƣợng bằng việc xem xét, đánh giá, kết luận việc chấp hành quyết định quản lý. Phạm vi quản lý mở rộng đến đâu thì phạm vi tác động của thanh tra mở rộng đến đó, không một tổ chức, cá nhân nào trong hệ thống quản lý nằm ngoài sự tác động của kiểm tra, thanh tra. Đồng thời cơ quan thanh tra nhà nƣớc tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp.

Theo Nghị định 47/2015/NĐ-CP, phạm vi tác động của các chủ thể thanh tra ngành NN và PTNT cụ thể là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực NN và PTNT có nghĩa vụ chấp hành

quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ NN và PTNT và Sở NN và PTNT”.

2.2.1.2. Đối tượng thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Trƣớc năm 2010, hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành NN và PTNT của nƣớc ta tập trung vào thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, những yêu cầu cụ thể của ngành, lĩnh vực đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân (là đối tƣợng chịu sự quản lý của bộ, ngành). Do đó, thanh tra chuyên ngành NN và PTNT gắn liền với hoạt động quản lý của Bộ, của các Tổng cục, Cục hay nói cách khác là gắn với các tiểu ngành hay lĩnh vực nhỏ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Tƣơng tự nhƣ vậy, ở cấp tỉnh hoặc tƣơng đƣơng Thanh tra Sở, Thanh tra chuyên ngành tại các Chi cục thuộc Sở NN và PTNT cũng gắn với nhiệm vụ mà Sở NN và PTNT, Chi cục chuyên ngành đƣợc giao chức năng nhiệm vụ quản lý. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 47/2015/NĐ-CP, đối tƣợng thanh tra chuyên ngành NN và PTNT gồm: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN và PTNT, Sở NN và PTNT. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực NN và PTNT có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ NN và PTNT và Sở NN và PTNT”.

2.2.1.3. Nội dung thanh tra chuyên ngành NN và PTNT

Theo quy định của Nghị định 47/2015/NĐ-CP, những nội dung của thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:

- Lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quy hoạch thủy lợi, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống

thiên tai, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên rừng, giống cây lâm nghiệp, dịch vụ môi trƣờng rừng thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực thủy sản: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng nuôi trồng thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực trồng trọt: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp, phân bón hữu cơ và phân bón khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất chăn nuôi, giống vật nuôi nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi, chế phẩm xử lý cải tạo môi trƣờng chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực thú y: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, động vật thủy sản, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực quản lý chất lƣợng nông, lâm sản và thủy sản: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chất lƣợng, an toàn thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, cơ điện nông nghiệp, phát triển làng nghề nông thôn, diêm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tƣ, xây dựng: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lập, thẩm định, phê duyệt, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi, quyết định đầu tƣ, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; công tác lựa chọn nhà thầu; quá trình thực hiện hợp đồng, công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, bàn giao đƣa vào sử dụng; giám sát, đánh giá tổng thể đầu tƣ các dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, bố trí, ổn định dân cƣ, di dân tái định cƣ, phát triển nông thôn

thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 47 - 51)