Vai trò công tác thanhtra đối với lĩnh vực NN và PTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 29 - 33)

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thanhtra và thanhtra chuyên ngành NN và

1.1.3. Vai trò công tác thanhtra đối với lĩnh vực NN và PTNT

1.1.3.1. Là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Bằng những kết luận đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật ở một địa phƣơng, một ngành hoặc ở những đơn vị cơ quan đƣợc thanh tra, kiểm tra với những nhận xét ƣu khuyết điểm; làm rõ những nguyên nhân và có những kiến nghị sửa chữa khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót mà thanh tra đã phát hiện ra và đƣợc cơ quan thanh tra thừa nhận, trong đó có những sơ hở, khuyết điểm của chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý … giúp cho cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc không những nắm đƣợc tình hình thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, chỉ thị, mệnh lệnh… mà còn có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chủ trƣơng chính sách cơ chế quản lý mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập thế giới.

1.1.3.2. Là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về NN và PTNT

Thanh tra là nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan lãnh đạo và chỉ đạo; là một trong ba việc phải làm của cơ quan lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nƣớc. Đó là những hoạt động: quyết định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đã ban hành.

Mặt khác, thanh tra không chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai, kiến nghị đề xuất cách giải quyết mà còn phải đấu tranh bảo vệ lợi ích nhà nƣớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng gây tổn thất tài sản xã hội chủ nghĩa và xâm phạm đến quền lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và cá nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của nhà nƣớc mà còn là yêu cầu của nhân dân. Thông qua hoạt động thanh tra,

trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các đối tƣợng là chủ thể quản lý nhà nƣớc đƣợc đánh giá xem xét, nếu có những vi phạm sẽ bị điều chỉnh, xử lý, quyền lực nhà nƣớc đƣợc đảm bảo không bị lạm dụng. Do đó, lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về NN và PTNT không bị lợi dụng, xâm hại và đƣợc tôn trọng, bảo vệ.

1.1.3.3. Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc Bộ NN và PTNT quản lý; là biện pháp quan trọng góp phần tích cực phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác

Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãnh phí, tham ô, ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó thƣờng có tham ô, lãnh phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều tham ô, lãnh phí. Cho nên, muốn triệt để chống tham ô, lãng phí thì kiên quyết chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu, mà cách tốt nhất, có hiệu quả nhất là phải kiểm tra, thanh tra có hệ thống, thƣờng xuyên.

1.1.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý hành chính

Thanh tra là một biện pháp quan trọng, có hiệu quả góp phần tăng cƣờng năng lực của bộ máy nhà nƣớc và tính tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc trong việc chấp hành chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc có liên quan đến NN và PTNT (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thức ăn

chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, vật tƣ nông nghiệp, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi…); phát hiện những hạn chế, vƣớng mắc, chƣa đồng bộ về cơ chế quản lý và chính sách quản lý trong ngành NN và PTNT để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung kịp thời do đó hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính đƣợc nâng lên.

1.1.3.5. Động viên, khen thưởng để phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn và phòng ngừa hành vi tiêu cực trong việc thực hiện pháp luật nói chung, trong NN và PTNT nói riêng; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật

Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cơ sở quy định của pháp luật, từ đó tìm ra những việc làm sai phạm và ngƣời vi phạm, đánh giá tính chất mức độ vi phạm, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý. Hiện nay, sự vi phạm trong lĩnh vực NN và PTNT còn diễn ra phổ biến thì phát hiện các vi phạm pháp luật để xử lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là mục đích của hoạt động thanh tra.

Tuy nhiên, hoạt động thanh tra không chỉ tập chung xem xét những mặt tiêu cực, mà còn phát hiện, tổng kết những việc làm tốt, những nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến trong việc chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, phát hiện những cách làm sáng tạo để chính sách, pháp luật đi vào thực tiễn có hiệu quả nhằm kiến nghị nhân rộng điểm hình và có những động viên, cổ vũ, khen thƣởng kịp thời giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của ngành NN và PTNT. Cùng với đó, những vi phạm, sai phạm, tồn tại, vƣớng mắc đƣợc uốn nắn, điều chỉnh tháo gỡ và xử lý nghiêm theo pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam (Trang 29 - 33)